Các cổ đông nguyên là CB-CNVC-LĐ Công ty CP Xi măng VINACONEX Lương Sơn bày tỏ bức xúc về sự thiếu minh bạch trong việc chuyển nhượng cổ phần.  Ảnh chụp tại phòng điều hành sản xuất - Công ty CP Xi măng Lương Sơn.

Các cổ đông nguyên là CB-CNVC-LĐ Công ty CP Xi măng VINACONEX Lương Sơn bày tỏ bức xúc về sự thiếu minh bạch trong việc chuyển nhượng cổ phần. Ảnh chụp tại phòng điều hành sản xuất - Công ty CP Xi măng Lương Sơn.

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hoà Bình có nhận được đơn của một số CB-CNVC-LĐ, cổ đông của Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn phản ánh về việc: một số cá nhân cố ý làm trái quy định, Điều lệ của Công ty trong việc điều hành SX-KD, chuyển nhượng cổ phần (CP) ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều cổ đông và CB-CNVC-LĐ.

 

Nội dung đơn nêu rõ: Công ty xi măng Lương Sơn được thành lập tháng 12/1994, đi vào hoạt động SX-KD từ cuối năm 1998. Tháng 5/2005, được UBND tỉnh đồng ý chuyển giao về Tổng Công ty Vinaconex (từ đây, Công ty trở thành doanh nghiệp thành   viên của Tổng Công ty Vinaconex). Cuối năm 2006, DN tiến hành cổ phần hoá và mang tên gọi mới là: Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn, Hoà Bình. Công ty có vốn pháp định 10 tỷ đồng, trong đó, Tổng Công ty chiếm 55% vốn pháp định. Từ năm 2010 đến đầu năm 2012, hoạt động SX-KD của công ty kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ. Trước thực trạng này, Tổng Công ty Vinaconex đã quyết định thoái vốn, bán toàn bộ CP của Tổng Công ty cho tư nhân. Theo thoả thuận mua bán: bên mua phải mua hết CP của Công ty là 55% và CP của các cổ đông khác là cán bộ văn phòng của Tổng Công ty và CB-CNVC-LĐ của Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn với giá 24.500 đồng/cổ phần (giá gốc là 10.000 đồng/cổ phần). Thủ tục mua bán đã hoàn tất và Tổng Công ty đã tổ chức đại hội cổ đông lần cuối vào ngày 15/8/2012 để bàn giao. Tuy nhiên, đến nay, một số cổ đông là CB-CNVC-LĐ của Công ty đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác  vẫn chưa bán được CP hoặc bán CP với giá thấp 10.000 - 11.000 đồng/cổ phần. Nguyên nhân để xảy ra tình trạng này là do các cổ đông không được thông báo một cách rõ ràng về việc thoái vốn, sang nhượng CP. Bên cạnh đó một số cá nhân trong Công ty đã lợi dụng tình trạng thiếu thông tin của cổ đông và một số CNVC-LĐ để mua CP với giá thấp (10.000 - 11.000 đồng), sau đó bán lại với giá 24.500 đồng/cổ phần.

 

Để tìm hiểu rõ hơn sự việc theo nội dung đơn tố cáo của một số cổ đông, chúng tôi đã 2 lần đến Công ty CP xi măng Lương Sơn. Tuy có đặt lịch làm việc trước nhưng đều  không gặp được ông Nguyễn Gia Nhu, nguyên Giám đốc Công ty và ông Phạm Xuân Ước, Trưởng phòng Tổ chức, Chủ tịch Công đoàn Công ty (2 người được nêu tên và liên quan trách nhiệm trong đơn). Ngày 28/3/2013, chúng tôi được ông Nguyễn Xuân Lộc, Tổng Giám đốc đương nhiệm của Công ty CP xi măng Lương Sơn giao lại 2 lá thư viết tay của ông Nguyễn Gia Nhu và ông Phạm Xuân ước có chung một nội dung: Tôi đã nhận được sự chỉ đạo của Tổng  Giám đốc Công ty làm việc với phóng viên để làm rõ sự việc như trong đơn đã nêu. Tuy nhiên mọi hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan tôi đã giao cho Thanh tra tỉnh Hoà Bình phục vụ cho việc điều tra, xác minh, đến nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Vì vậy, đề nghị Tổng Giám đốc Công ty giới thiệu các phóng viên đến làm việc trực tiếp với Thanh tra tỉnh để làm rõ.

 

Chúng tôi đã gặp được một số cổ đông là CB-CNVC-LĐ của Công ty đã nghỉ hưu và đang làm việc tại Công ty. Trao đổi với chúng tôi, các ông, bà: Bùi Văn Tài, Nguyễn Văn Sởn, Nguyễn Thị Toan, Hà Thị Thọ, nguyên là CB-CNVC-LĐ của Công ty đã nghỉ hưu đều xác nhận: Từ khi họ nghỉ hưu hàng năm vẫn được mời tới dự đại hội cổ đông và phân chia cổ tức. Thế nhưng khi có sự kiện quan trọng là Công ty thoái vốn, chuyển nhượng CP thì họ không được thông báo một cách chính thức và không được ghi tên trong danh sách là CB-CNVC của Công ty để bán CP (mặc dù ông Bùi Văn Tài và ông Nguyễn Văn Sởn, nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc là những cổ đông đồng sáng lập ra Công ty). Tuy nhiên, trong cùng thời điểm lại có cán bộ phòng tổ chức  của Công ty (theo sự chỉ đạo của ông Ước) đến tận nhà một số cổ đông để mua CP với giá 10.000 - 11.000 đồng/cổ phần). Khi đi thu gom CP, các  nhân viên này nói: “Nếu không bán trong dịp này thì khi Công ty hoàn tất việc thoái vốn, CP của các bác sẽ trở thành giấy lộn” (ghi theo lời kể của ông  Nguyễn Văn Tư, ông Sầm Nhân Tài, Bùi Hồng Dương, Nguyễn Anh Đào). Là những công nhân của Công ty đã bị mất việc hiện tại không có công ăn việc làm, đời sống khó khăn, những cổ đông này đã đồng ý bán với giá thỏa thuận 10.000 - 11.000 đồng/cổ phần, bằng với giá gốc. Khi việc mua bán đã hoàn tất, các cổ đông này mới được biết bên nhận chuyển nhượng CP đã mua số CP trên với giá 24.500 đồng/cổ phần (được ghi rõ trong Hợp đồng chuyển nhượng CP số 0222/2012/HĐ-PC được ký ngày 1/6/2012 giữa Tổng Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Vinaconex và ông Nguyễn Xuân Việt, địa chỉ số 118, Lê Lợi, thị xã Sơn Tây - Hà Nội). Là người lao động hiện đang làm việc tại Công ty, anh Nguyễn Minh Hồng, quản đốc phân xưởng thành phẩm xác nhận: Khi Tổng Công ty Vinaconex có thông báo thoái vốn, đúng ra, Công ty phải tổ chức họp cổ đông để thông báo việc này nhưng ban lãnh đạo Công ty đã không làm vậy, một năm qua, chi bộ Công ty cũng không tổ chức sinh hoạt để có thể thông báo đến đảng viên. Thông báo về việc thoái vốn được dán ở Công ty nhưng đó chỉ là thông báo sự việc không ghi rõ thời gian chuyển nhượng và giá thành chuyển nhượng CP vì vậy nên nhiều người không hay biết.

 

Đối chiếu với những quy định của pháp luật, các cổ đông của Công ty cho rằng, việc làm của Ban lãnh đạo Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn (cũ) đã vi phạm điều lệ của Công ty, vi phạm khoản 1 điều 165 - Luật Doanh nghiệp; điều 9 - Luật Chứng khoán, điều 3 - Luật Phòng, chống tham nhũng bất bình với những việc làm trên của một số cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong Công ty, các cổ đông đã gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng của tỉnh để được làm rõ và đang mong muốn có sự phản hồi trong thời gian sớm nhất.

 

 

                                        Nhóm PV phòng BĐ-TH 

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục