Để nâng cao hiệu quả sản xuất, nhiều hộ dân ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) thực hiện trồng xen canh cây ngô với dong riềng trên cùng diện tích canh tác.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, nhiều hộ dân ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) thực hiện trồng xen canh cây ngô với dong riềng trên cùng diện tích canh tác.

(HBĐT) - Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, những năm gần đây, huyện Đà Bắc đã định hình trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều nơi trong huyện đã lựa chọn những giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chọn cây trồng, vật nuôi nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất. Nhờ đó mà ngày càng xuất hiện nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, từng bước tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đem lại lợi ích cho người dân, góp phần nâng cao đời sống, hướng đến xóa nghèo một cách bền vững.

 

Xã Cao Sơn hiện có trên 1.100 ha đất gieo trồng với các loại cây trồng chính là lúa, ngô, sắn, dong riềng, mía đường (trong đó, cây ngô là được lựa chọn là cây trồng chủ lực). Ông Triệu Phúc Thi, chủ tịch UNBN xã Cao Sơn cho biết: Để phát triển cây trồng theo hướng hàng hóa, ngoài việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các chương trình đầu tư, năm 1999, xã đã mạnh dạn vận động bà con đưa nhiều giống ngô lai vào sản xuất, sau đó thấy cây ngô lai phù hợp với đồng đất, luôn đảm bảo năng suất bình quân từ 45- 50 tạ/ha, nhiều hộ nông dân đã tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ngô để tăng thu nhập cho gia đình. Với việc mở rộng diện tích, đưa thêm nhiều giống ngô lai mới như: KN666, KN4300, C919… vào sản xuất, năng suất, sản lượng ngô bắp, ngô hạt của xã đã tăng đáng kể so với trước đây, bình quân năng suất mỗi vụ từ 50 - 55 tạ/ha. Đặc biệt, nhiều hộ đã biết thâm canh trên cùng một diện tích đất canh tác trồng xen canh giữa cây ngô với dong riềng và cây ngô đã thực sự trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế của bà con Cao Sơn. Vụ ngô đông 2012, cả xã trồng 700 ha (đạt 110% KH), năng suất đạt 55 tạ/ha, góp phần nâng thu nhập bình quân của xã lên 13,5 triệu đồng/người/năm.

 

Là xã vùng hồ sông Đà, Hiền Lương có nhiều lợi thế về khai thác, nuôi trồng thủy sản, những năm gần đây, cùng với việc đầu tư vào các loại cây trồng như: ngô, tre, luồng…, nghề nuôi cá lồng được phát triển mạnh, bước đầu người dân đã thấy rõ hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi cá lồng mang lại. Theo thống kê mới đây, xã có 915 ha diện tích mặt nước trải dài qua các xóm: Doi, Mơ, Ké, trong đó có 36 hộ nuôi thủy sản với tổng số 69 lồng cá các loại (hộ nuôi nhiều 8-10 lồng, hộ nuôi ít 1- 2 lồng), tổng sản lượng khai thác, đánh bắt cá trên mặt hồ năm 2012 đạt trên 300 tấn. Trong 2 năm 2011, 2012, một số hộ đã tham gia mô hình nuôi cá lồng vùng hồ thuộc dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng hồ sông Đà, trong đó có mô hình nuôi cá chiên, cá tầm với tổng số 2 lồng, 9 hộ nuôi cá rô phi đơn tính ở các xóm Ké, Doi, Mơ bước đầu mang lại kết quả khả quan, góp phần tạo nên sự đa dạng hoá trong cơ cấu nuôi thủy sản ở xã.

 

Với diện tích mặt nước 6.800 ha, điều kiện khí hậu, sinh thái và hệ thuỷ văn thuận lợi, phù hợp với nghề nuôi thuỷ sản, mô hình nuôi cá lồng ở huyện vùng cao Đà Bắc hiện đang phát triển rộng ở các xã dọc vùng lòng hồ như: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong.

 

Là huyện vùng cao của tỉnh, diện tích đất đồi và đồi rừng khá lớn, vì thế, nông - lâm nghiệp được xác định là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của huyện Đà Bắc chiếm tỷ trọng cao trong GDP, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và cung cấp sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Trên cơ sở xác định vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, Đà Bắc đã phát huy mọi nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực và bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đến năm 2003, tổng diện tích gieo trồng đạt 13.197 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 40.835 tấn. Theo ông Phạm Minh Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc, để đạt hiệu quả cao trên đơn vị diện tích, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng là vấn đề rất quan trọng, như thế mới đánh giá được hiệu quả kinh tế mang lại, từ đó, khuyến khích người dân nhân rộng sản xuất đại trà, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa. Để thuận lợi hơn, hiện nay, huyện đã từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên canh sản xuất như: vùng phát triển nghề nuôi cá lồng, vùng trồng cây lâm nghiệp, vùng trồng ngô... tạo ra phương thức sản xuất mới, tích cực đưa các ứng dụng tiến bộ KH-KT, đưa các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất hàng hoá. Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, khoa học, góp phần xây dựng NTM trên quê hương Đà Bắc.

 

 

                                                                                           

                                                                              Hoàng Huy

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục