Từ vốn vay ưu đãi, nhiều hộ gia đình ở xã Tú Sơn (Kim Bôi) đầu tư trồng dưa hấu đem lại hiệu quả kinh tế, từng bước thoát nghèo bền vững.
(HBĐT) - Xã Đông Bắc (Kim Bôi) đang thực hiện 7 chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH với tổng dư nợ đạt trên 6,9 tỉ đồng với hơn 300 hộ vay theo phương thức ủy thác từng phần vốn qua 4 tổ chức chính trị - xã hội ở xã là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CB và Đoàn thanh niên. Phương thức cho vay ủy thác là cơ sở để các tổ chức chính trị-xã hội cùng với ngân hàng thực hiện cơ chế tín dụng cho vay theo nguyên tắc giải ngân trực tiếp, không qua khâu trung gian, hạn chế đến mức thấp nhất những mất mát, rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Trong đó, dư nợ hộ nghèo đạt trên 2,4 tỉ đồng. Cả xã có 7 thôn với 11 tổ TK&VV với gần 500 hội viên. Với nhiều biện pháp tích cực, NHCSXH huyện Kim Bôi đã và đang đẩy mạnh việc đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với người dân nghèo, đối tượng chính sách. Phần lớn các hộ nghèo được vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, không những thoát nghèo mà còn vươn lên trở thành những nông dân sản xuất, kinh doanh khá, có mức thu nhập bình quân hàng chục triệu đồng mỗi năm. Gia đình bà Bùi Thị Dấu ở xóm Ve là một hộ đói nghèo của xã nhiều năm liền. Năm 2010, gia đình bà được vay 8 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo để đầu tư trồng mía, chăn nuôi trâu. Ngoài ra, bà còn mở rộng chăn nuôi lợn nên bình quân mỗi năm thu nhập của gia đình bà trên 30 triệu đồng. Đồng thời, được vay 2 lần chương trình làm nhà ở và đã làm được nhà 2 tầng khang trang. Đến năm 2012, gia đình bà đã thoát khỏi đói nghèo. Có thể nói, việc đưa nhanh nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo, đối tượng chính sách đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo của xã. Hiện cả xã có trên 20% số hộ khá giàu, hộ nghèo còn cao chiếm 28,9%. Theo đánh giá của NHCSXH huyện Kim Bôi, sau 10 năm triển khai vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn xã Đông Bắc đã giúp cho 750 hộ thoát nghèo, 348 hộ nghèo đã cải thiện được đời sống nhưng chưa thoát nghèo và 216 hộ đã chuyển biến nhận thức, các thức làm ăn nhưng chưa cải thiện được điều kiện sống.
Ông Lê Việt Hà, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kim Bôi cho biết: Đơn vị đã và đang thực hiện một số chính sách ưu đãi giúp người dân vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn của huyện tiếp cận nguồn vốn để đầu tư SXKD, từng bước xóa đói- giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Năm 2003, từ 1 chương trình tín dụng hộ nghèo với dư nợ 28.701 triệu đồng, đến nay, dư nợ đạt gần 200 tỉ đồng, đáp ứng được 100% hộ nghèo có đủ diều kiện và có nhu cầu vay vốn, thực hiện 9 chương trình tín dụng với 15.529.000 khách hàng đang vay vốn tại NHCSXH huyện. Trong đó chương trình cho vay hộ nghèo có dư nợ lớn nhất, trong 10 năm thực hiện doanh số cho vay đạt 186.734 triệu đồng với trên 20.000 lượt hộ vay vốn. Chương trình đã giúp cho trên 13.000 hộ thoát khỏi đói nghèo, ổn định cuộc sống; hàng ngàn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng hàng ngàn công trình NS&VSMT... Hiện nay, Ngân hàng CS-XH huyện Kim Bôi có 28 điểm giao dịch tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn. Tính đến hết năm 2012, toàn huyện có 399 tổ TK&VV hoạt động hiệu quả. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chiếm 0,12%.
Bà Bùi Thị Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Thông qua hoạt động của NHCSXH đã góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo, gia đình chính sách khác có cơ hội, điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư vào SXKD, tạo việc làm, có thu nhập ổn định, từng bước xoá đói - giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm đều giảm. Năm 2005, toàn huyện có 12.460 hộ, chiếm 43,07% (theo tiêu chí cũ), đến năm 2011, toàn huyện có hơn 13.000 hộ nghèo, chiếm 53,9% (tiêu chí mới). Đến hết năm 2012 giảm xuống còn 28,35%. Hiện nay, Chính phủ đã có quyết định đưa Kim Bôi vào diện hộ nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Vì vậy rất mong được quan tâm phân bổ nguồn vốn tăng thêm cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Trên địa bàn thành phố Hòa Bình có khoảng 200 hộ dân làm nghề đánh bắt thủy sản thường xuyên bao gồm 60 hộ ở làng vạn chài phường Tân Thịnh, hơn 100 hộ xã Thái Thịnh và một số ngư hộ xã Trung Minh. Những năm gần đây, tình trạng ngư hộ dùng các loại khai thác mang tính hủy diệt, cỡ lưới đánh bắt không đúng quy định, khai thác thủy sản vào mùa, vụ chưa phù hợp... khá nhiều, làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy.
(HBĐT) - Từ ngày 21/5 – 20/6, chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 sẽ được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Kinh phí hỗ trợ Chiến dịch khoảng hơn 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tạm ứng của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 21/5, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh đã phối hợp với thành phố Hoà Bình tổ chức sàn giao dịch việc làm phiên thứ 2 năm 2013.
(HBĐT) - Sáng 21/5, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do đồng chí Đinh Quang Tuấn, Phó Ban chỉ đạo Sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh Trung ương (sau đây gọi tắt là BCĐ) - Bộ NN&PTNT làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Tham dự có lãnh đạo, chuyên viên các Sở NN&PTNT, KH&ĐT, TN&MT, LĐ-TB&XH, Văn phòng UBND tỉnh, cùng đại diện các công ty, đơn vị có tiền thân là các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) đã được sắp xếp, đổi mới theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị.
(HBĐT) - Sáng 21/5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu và vụ đông năm 2013. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Chịu áp lực cạnh tranh từ các vùng rau khác trong cả nước, rau su su ở các xã vùng cao của huyện Tân Lạc đang chấp nhận giá bán thấp hơn khoảng 30% so với rau su su Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Giá bán buôn tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) xuất đi các tỉnh của su su Hòa Bình dao động 3.500 – 4.000 đồng/kg, trong khi su su Tam Đảo 5.000 đồng/kg. Đáng nói là nhìn từ góc độ cảm quan, su su của ta chẳng mấy thua kém bạn…