Nông dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) mạnh dạn đầu tư trồng cam thay thế các loại cây trồng truyền thống như keo, dổi…

Nông dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) mạnh dạn đầu tư trồng cam thay thế các loại cây trồng truyền thống như keo, dổi…

(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện lớn của tỉnh với tổng diện tích đất tự nhiên gần 58.750 ha, đồng thời là huyện đông dân nhất (gần 14 vạn người) so với các huyện, thành phố. Tuy nhiên, đây lại là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh (thời điểm cuối năm 2012 là 38,44%), bình quân thu nhập đầu người hàng năm cũng thường thấp hơn so với mức bình quân chung của tỉnh.

 

Những năm gần đây, huyện đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (CĐCCCTVN), coi đây là nền tảng quan trọng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng nhìn chung, tốc độ chuyển đổi còn chậm, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, tình trạng độc canh lúa, ngô, khoai sắn… vẫn là chủ yếu; cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đậu tương… phát triển còn ít; cây công nghiệp lâu năm như cà phê đã manh nha phát triển nhưng tốc độ chậm; cây ăn quả được trồng rải rác nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Trong lĩnh vực chăn nuôi, phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh, mang nặng tính tự cung, tự cấp. Có thể nói, diện mạo sản xuất nông nghiệp của huyện Lạc Sơn đang thiếu vắng những điểm nhấn cần thiết, đòi hỏi địa phương phải kịp thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy KTNN phát triển mạnh mẽ hơn theo hướng sản xuất hàng hóa.

 

Đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Xác định rõ tầm quan trọng của việc thực hiện CĐCCCTVN đối với sự phát triển của KTNN nói riêng và KT-XH nói chung, vừa qua, UBND huyện Lạc Sơn đã xây dựng đề án quy hoạch chi tiết, CĐCCCTVN huyện Lạc Sơn giai đoạn 2012 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Sau đó, HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 21/12/2012 về đề án quy hoạch chi tiết, CĐCCCTVN huyện Lạc Sơn giai đoạn 2012 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Nghị quyết nhấn mạnh mục tiêu: Quy hoạch chi tiết, CĐCCCTVN bền vững, từ đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ. Có thể nói, đây là động thái quyết liệt và đồng bộ của chính quyền địa phương trong nỗ lực đẩy mạnh CĐCCCTVN, thể hiện định hướng xuyên suốt của huyện khi tiếp tục xác định KTNN giữ vai trò chủ lực trong quá trình phát triển KT-XH.

 

Theo kế hoạch CĐCCCTVN huyện Lạc Sơn giai đoạn 2012 – 2020, huyện bố trí lại cơ cấu sử dụng đất đai gắn với CĐCCCTVN gắn với cơ cấu lao động, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng bình quân thu nhập trên đơn vị diện tích góp phần tăng bình quân thu nhập/người/năm, dự kiến đến năm 2015 tăng 1,5 lần và đến năm 2020 tăng 2,5 lần so với hiện nay. Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, sẽ đảm bảo ổn định diện tích gieo trồng cây hàng năm, cây lâu năm, số đầu con gia súc, gia cầm và thủy sản tăng từ 3 đến 5%/năm nhưng sẽ chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Riêng đối với cây lương thực có hạt, chỉ ổn định diện tích nhằm đảm bảo an ninh lương thực (bình quân 60.000 tấn/năm), còn lại sẽ tập trung trồng các cây khác có giá trị kinh tế cao hơn như cam, cà phê, mía... Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện chủ trương phát triển sản xuất hàng hóa những sản phẩm mũi nhọn như gia cầm, lợn, bò thịt chất lượng cao... Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục duy trì phương thức chăn nuôi quy mô hộ gia đình, khuyến khích loại hình sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị của ngành nhằm khai thác tiềm năng đa dạng trong chăn nuôi ở các địa phương, đồng thời tạo việc làm cho những hộ chưa đủ điều kiện phát triển sản xuất với quy mô lớn.

           

Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Thắng cho rằng, trong kế hoạch CĐCCCTVN giai đoạn 2012 – 2020, huyện đã bước đầu xác định được những cây, con chủ lực để đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là bước đi quan trọng, hứa hẹn sẽ tạo được sự bứt phá cần thiết, góp phần đẩy nhanh tốc độ CĐCCCTVN, tiếp thêm sức mạnh cho quá trình phát triển KT-XH của huyện Lạc Sơn trong thời kỳ mới.

 

                                                                                  T.T

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.
Mô hình kinh tế kết hợp trồng trọt, chăn nuôi của gia đình bà Bùi Thị Sâm, thôn Đồng Mới, xã Dũng Phong (Cao Phong) luôn được bà con nông dân trong vùng đến tham quan học tập.
Từ vốn vay ưu đãi, nhiều hộ gia đình ở xã Tú Sơn (Kim Bôi) đầu tư trồng dưa hấu đem lại hiệu quả kinh tế, từng bước thoát nghèo bền vững.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 giảm 0,82%

(HBĐT) - Trong tháng 5, giá cả hàng hoá có biến động tăng, giảm tuỳ từng mặt hàng song không gây đột biến.

Cao Phong trồng mới hơn 130 ha cam

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Cao Phong đã phát triển thêm 130 ha cam, nâng diện tích cam của huyện lên trên 900 ha, tập trung ở một số khu vực lân cận thị trấn Cao Phong.

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế

(HBĐT) - Năm 2013, vượt lên những khó khăn, thách thức, Chi cục thuế Lương Sơn đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể, quyết liệt cùng với các cấp chính quyền và doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu ngân sách đề ra.

Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và xây dựng nhà ở Hoà Bình xác nhận không chặt cây cổ thụ ở Khu chuyên gia

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hoà Bình nhận được đơn của một số người dân sống ở Khu chuyên gia (phường Hữu nghị - thành phố Hòa Bình) phản ánh về việc: cán bộ Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và xây dựng nhà ở Hoà Bình (Chi nhánh đại diện tại Khu chuyên gia) thuê người chặt phá cây cổ thụ bán lấy tiền gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nơi này.

Tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đánh bắt thủy sản vi phạm các quy định cấm tại thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Trên địa bàn thành phố Hòa Bình có khoảng 200 hộ dân làm nghề đánh bắt thủy sản thường xuyên bao gồm 60 hộ ở làng vạn chài phường Tân Thịnh, hơn 100 hộ xã Thái Thịnh và một số ngư hộ xã Trung Minh. Những năm gần đây, tình trạng ngư hộ dùng các loại khai thác mang tính hủy diệt, cỡ lưới đánh bắt không đúng quy định, khai thác thủy sản vào mùa, vụ chưa phù hợp... khá nhiều, làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy.

Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm H5N1

(HBĐT) - Từ ngày 21/5 – 20/6, chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 sẽ được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Kinh phí hỗ trợ Chiến dịch khoảng hơn 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tạm ứng của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục