Shop túi vỉa hè (trên đường Cù Chính Lan, TP Hoà Bình).
(HBĐT) - Khi không ít doanh nghiệp phá sản, nhiều công ty hoạt động cầm chừng thì “kinh tế vỉa hè” lại trên đà phát triển. Chỉ cần một góc thông thoáng, đông người qua lại, tiện dừng chân là đã có thể mở "Vỉa hè shop". Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các "cửa hàng hè phố" mọc lên ngày càng nhiều với đa dạng chủng loại hàng hoá. Từ quần áo người lớn, trẻ em đến giày dép, túi xách các loại. Hỏi chuyện chị M. chuyên bán túi xách trên đường Cù Chính Lan (TP Hoà Bình), được biết, trước đây, chị làm nghề buôn hoa quả. Khi đã có chút vốn, chị liền đầu tư mua một chiếc xe tải nhỏ.
Nắm bắt thị hiếu cũng như nhu cầu về túi xách của “dân văn phòng” trên địa bàn ngày càng tăng trong khi hầu như chưa có cửa hàng chuyên về mặt hàng này, chị quyết định chuyển sang buôn túi, mặt hàng mà theo chị là "giá vô cùng, vốn mỏng và dễ bán". Những ngày đầu, việc buôn bán cũng không đơn giản như chị nghĩ. Chưa có đầu mối cung cấp, mỗi lần vãn hàng, chị phải đi Hà Nội, Lạng Sơn, Móng Cái... chọn hàng. "Tuy nhiên đến nay, chỉ sau 1 năm, mọi việc dường như đã vào guồng. Chị đã tìm được mối hàng có chất lượng mà giá cũng rất "mềm". Khách đã quen nên bây giờ chỉ khoảng 1 tuần chị lại phải gọi "đánh hàng mới về", chị M. cho biết. Chỉ bằng một chiếc xe đạp đã hoen rỉ, bà Tam vẫn ngày ngày đạp xe trên những ngõ phố cung cấp rau cho nhiều gia đình ở phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình). Không có điều kiện vào chợ kinh doanh, nắm bắt được tâm lý tiết kiệm thời gian của người nội trợ, bà Tam đã bám trụ với nghề bán rau vỉa hè được năm năm có lẻ. Kinh tế chịu ảnh hưởng của sự suy thoái, nhiều người tiêu dùng chọn cách "thất lưng buộc bụng", cắt giảm tối đa chi tiêu. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hàng hoá vỉa hè "lên ngôi". Không mất tiền thuê mặt bằng, thuế môn bài và nhiều loại thuế khác, giá thành của một mặt hàng bán tại vỉa hè có thể giảm 3- 10%, thậm chí 20% tuỳ loại so với hàng hoá bán tại các cửa hàng lớn. Là nhân viên văn phòng với thu nhập hàng tháng không quá 4 triệu đồng, chị Nguyễn Oanh (Tân Thịnh, TP Hoà Bình) chia sẻ: "Ở thời điểm này, xa lánh những món đồ đắt đỏ tại các cửa hàng sang trọng, tiêu tiền tại vỉa hè theo tôi là lựa chọn phù hợp". Chị Phạm Thuỷ, nhân viên ngân hàng lại cho hay: Công việc không có nhiều thời gian rảnh rỗi vì vậy việc đi chợ hàng ngày của chị cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó lại có nhiều người bán rau, thực phẩm qua lại trụ sở vì vậy chị đã lựa chọn đi chợ tại cổng nhiệm sở. “Kinh tế vỉa hè” không được khuyến khích, thậm chí bị coi là gây mất trật tự, mất mỹ quan đô thị nhưng không thể phủ nhận, hiện nay loại hình kinh doanh này đang góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Chị M. chân thành chia sẻ: Dù đồng vốn bỏ ra không nhiều nhưng người kinh doanh luôn canh cánh nỗi lo “bị thu hồi” bất cứ lúc nào. Buôn bán ở vỉa hè chỉ thuận lợi khi thời tiết ủng hộ, nếu mưa bão coi như hôm đó thất thu. Về lâu dài chắc vẫn cần một cửa hàng nhưng trước mắt đây là giải pháp để những người dân như chị ổn định cuộc sống".
Hải Yến
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 35 cuộc thanh tra hành chính tại 114 đơn vị tập trung vào các lĩnh vực như: Quản lý tài chính, điều hành và sử dụng ngân sách, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, tuyển dụng, bổ nhiệm và điều động cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh…
(HBĐT) - Hiện, lãi suất huy động, lãi suất tiền gửi dưới 12 tháng được các ngân hàng, TCTD duy trì ở mức 7,5%/năm đối với ngân hàng và 7,5-8%/năm đối với các TCTD. Lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi dưới 1 tháng là 2%/năm. Lãi suất huy động từ 12 tháng trở lên đối với các ngân hàng dao động ở mức 7-9,5%/năm.
(HBĐT) - Ngày 26/6, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và đánh giá kết quả công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại 6 tháng đầu năm.
(HBĐT) - Đến hết tháng 5, tổng dư nợ trong toàn huyện Lạc Sơn đạt 574,251 tỷ đồng. Trong đó, riêng ngân hàng NN&PTNT đã huy động nguồn vốn được 163,250 tỷ đồng; doanh số cho vay đạt 39,512 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt 35,660 tỷ đồng, tổng dư nơ đạt 346,100 tỷ đồng (tăng 9,028 tỷ đồng so với đầu năm), tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Tân Lạc, 6 tháng đầu năm nay, huyện có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 275 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2012, thực hiện 54% kế hoạch năm 2013. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 70 tỷ đồng, kinh tế tư nhân đạt 205 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức tết trồng cây tại xã Dân Hòa. Kết quả trồng được 2.000 cây phân tán và 8.000 cây tập trung. Huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực chuẩn bị cây giống, hiện trường trồng rừng mới năm 2013. Chủ động triển khai các dự án trồng rừng đảm bảo kế hoạch đề ra.