Từ việc trao đổi học tập kinh nghiệm làm kinh tế, người dân xã Văn Sơn (Lạc Sơn) phát triển mô hình trồng chuối tiêu hồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Văn Sơn là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao ở huyện Lạc Sơn. Hộ nghèo chiếm 35,6%, cận nghèo 61%, trên 82% số người trong độ tuổi lao động. Đa số họ là những nông dân thiếu việc làm và chỉ quen với chân lấm, tay bùn; sớm tối bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, thu nhập từ nông nghiệp vừa thấp, vừa bấp bênh. Để giải quyết bài toán về việc làm và thu nhập cho người dân, Đảng ủy, UBND xã Văn Sơn đã chỉ đạo Trung tâm học tập cộng đồng xã (TTHTCĐ) khai thác triệt để tính năng kết nối giữa TTHTCĐ với các cơ quan chức năng của Nhà nước, đặc biệt là với các tổ chức, cá nhân, các dự án và các công ty để tìm hướng đi tích cực nhằm giải quyết việc làm cho nông dân.
Bước đầu, Ban giám đốc TTHTCĐ xã liên hệ trực tiếp với một số công ty hoặc cá nhân trong nước đặt mua sản phẩm giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, sau đó, lựa chọn các hộ dân tiêu biểu trong CLB phát triển cộng đồng thôn, xóm triển khai mô hình thí điểm để toàn dân học tập. Đầu tiên là mô hình trồng hoa, cà chua và ớt được triển khai. Đây là các loại cây trồng phổ biến, quen thuộc đối với bà con nông dân miền xuôi nhưng với xã Văn Sơn vẫn còn mới lạ. Trong quá trình sản xuất, nông dân tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật do bên đối tác hướng dẫn với sự giám sát, giúp đỡ của cán bộ TTHTCĐ xã. Do vậy, sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ bởi chất lượng sạch, luôn được khách hàng tin cậy. Chị Phí Thị Thanh, cán bộ thường trực TTHTCĐ xã Văn Sơn cho biết: Ban đầu, Trung tâm đã lựa chọn một số hộ trồng thí điểm chỉ hơn 300 m2 cà chua, ớt và hoa. Kết quả cho thấy, các loại cây trồng đều phát triển tốt, phù hợp với chất đất cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt đây là sản phẩm sạch bệnh. Tuy nhiên, căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ của thị trường tại chỗ nên Trung tâm chỉ khuyến khích nông dân trồng cà chua và ớt, còn hoa không có thị trường tiêu thụ, khó bảo quan nên tạm dừng thực hiện.
Mới đây, TTHTCĐ xã Văn Sơn đã liên hệ với Trung tâm giống cây trồng (Bộ NN&PTNT) nhận 800 gốc chuối tây lai và 1.000 gốc chuối tiêu hồng để trồng thí điểm. Hiện tại, toàn bộ cây giống đã trồng đang phát triển tốt, không có biểu hiện đối kháng với chất đất, thậm chí một số cây còn sinh trưởng, phát triển nhanh hơn dự kiến. Ngoài diện tích đang trồng thí điểm của TTHTCĐ, hiện nay đã có 2 hộ dân ở xã Văn Sơn mạnh dạn đầu tư trồng khoảng 3 ha chuối tiêu hồng. Nếu không có gì thay đổi thì từ nay đến cuối năm sẽ có vụ thu hoạch đầu tiên về chuối tiêu hồng và chuối tây lai tại xã Văn Sơn. Đây là loại cây trồng đang dễ tiêu thụ và cho thu nhập cao đối với nông dân hiện nay.
Bên cạnh triển khai các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, TTHTCĐ xã Văn Sơn luôn chủ động, tích cực phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Sơn tổ chức các lớp học đào tạo nghề tại chỗ cho hàng trăm học viên. Tiêu biểu hiện nay đang tổ chức 2 lớp học sửa chữa máy nổ công suất nhỏ và 1 lớp học may công nghiệp cho nông dân thuộc lứa tuổi lao động chính, ưu tiên các đối tượng thuộc diện hộ nghèo. Trước đó, Trung tâm dạy nghề huyện cũng đã phối hợp với TTHTCĐ xã Văn Sơn tổ chức các lớp hàn điện, chăn nuôi gà, lợn... Hầu hết các lớp học đều đào tạo tập trung ngắn hạn trong vòng từ 3 - 4 tháng. Hình thức học xen kẽ các ngày trong tuần để tạo điều kiện cho nông dân có thời gian sản xuất nông nghiệp. Sau mỗi lớp học, phần nhiều các học viên đều tìm được cho mình một công việc phù hợp, có thu nhập ổn định. Dựa vào tay nghề đã được đào tạo, một số lại tham gia xuất khẩu lao động, hàng năm gửi về quê một lượng kiều hối đáng kể góp phần tăng thu nhập trong gia đình, ổn định cuộc sống. Nhờ đó, tình trạng lao động thiếu việc làm tại xã Văn Sơn đang dần được khắc phục.
Việc triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cây cơ cấu trồng tại TTHTCĐ xã Văn Sơn được người dân tin tưởng, làm theo là thành công bước đầu trong xây dựng xã hội học tập, góp phần thực hiện hiệu quả Chương tình xây dựng NTM.
Bùi Công Nhắn
(Đài Lạc Sơn)
(HBĐT) - Ông Nguyễn Trọng Khang, GĐ Công ty cho biết: Công ty CP Tân Tiến là doanh nghiệp được cấp phép khai thác, sản xuất và kinh doanh VLXD tại mỏ đất núi Thau, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn).
(HBĐT) - Năm 2013, huyện Mai Châu huy động các nguồn lực lồng ghép xây dựng NTM với tổng số tiền 122.400 triệu đồng, trong đó, 116.303 triệu đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, 6.097 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất. Trong 6 tháng đầu năm, huyện đã giải ngân được khoảng 63.185 triệu đồng gồm 61.446 triệu đồng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, 1.739 triệu đồng nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất.
(HBĐT) - Trong 3 năm (2011 - 2013), huyện Lạc Sơn đã huy động và triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án từ nguồn vốn lồng ghép để thúc đẩy tăng trưởng KT-XH, góp phần đạt các tiêu chí về xây dựng NTM.
Do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày tại kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khoá XV
(HBĐT) - Ngày 8/7, Sở NN&PTNN đã tổ chức giao ban kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2003.
(HBĐT) - Từ tháng 7 trở đi, nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Sơn hối hả với công việc đồng áng đầu vụ. Ở nhiều nơi vốn là vựa lúa của huyện như các xã vùng Quyết Thắng, Cộng Hòa đã triển khai cấy được phần lớn diện tích. Ông Bùi Văn Khoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Mỹ cho biết: Người dân chủ động trong chuẩn bị các điều kiện về giống, vật tư phân bón phục vụ gieo trồng. Những ngày này, ruộng đồng xình xịch tiếng động cơ máy bơm, máy cày. Nhiệt độ ngoài trời lúc cao điểm 37 – 38o C, vì thế mà bà con thường tranh thủ thời tiết mát mẻ, ra đồng 4 – 5 giờ sáng để cấy nhanh, cấy sớm.