Vấn đề thu hái, bảo quản khó khăn là một trong những trở ngại trong việc nâng cao giá trị thu nhập cho người trồng mắc coọc.

Vấn đề thu hái, bảo quản khó khăn là một trong những trở ngại trong việc nâng cao giá trị thu nhập cho người trồng mắc coọc.

(HBĐT) - Theo Nghị quyết số 03 - 04/HU của Huyện ủy Cao Phong, cây mắc coọc được định hướng tập trung phát triển tại xã vùng cao Yên Thượng với quy mô 18.000 cây trong giai đoạn 2006 - 2010. Triển khai Nghị quyết này, Trạm KN-KL huyện đã nghiên cứu phương pháp chiết, dâm cành để tiến hành trồng. Khoảng 70 hộ dân đã tham gia đầu tư, nhân rộng vùng trồng mắc coọc.

 

Đáng lý sau 7 năm tập trung phát triển, mô hình đã thu được kế quả ban đầu, ít nhất lứa cây dâm, chiết đầu tiên đã cho quả bói. Tuy nhiên, trên thực tế, dự án đã không thành công. Thay vì kỳ vọng cùng với các loại cây ăn quả khác (quýt, cam, chanh), mắc coọc sẽ đóng góp đáng kể trong tăng sản lượng quả các loại đến năm 2014 của huyện đạt trên 10.000 tấn, tuy nhiên, diện tích mắc coọc tăng rất thấp, chỉ đạt 27,5% kế hoạch. Trong khi đó, 2 loại cây trồng khác phát triển mạnh là mía và cam, đặc biệt là cam, quýt đã tăng diện tích lên gấp 2,35 lần.

 

Vốn khó tính, ưa lạnh, chỉ sai quả khi trồng trên đất vùng cao Yên Thượng, mắc coọc bản địa được bà con nơi đây trồng tự phát, hầu như nhà nào cũng trồng nhưng chỉ một vài cây, nhiều nhất là trên chục cây. Việc trồng cũng đơn giản, chưa đưa KH-KT vào nên chất lượng quả không đồng đều, còn nhiều quả còi cọc. Giá trị của cây mắc coọc dần được biết đến nhiều hơn do được người tiêu dùng trên thị trường ưa chuộng, trở thành cây hàng hóa mang lại nguồn lợi, thu nhập đáng kể, cây xóa đói, giảm nghèo nếu có sự hỗ trợ, đầu tư thâm canh. Đây cũng là mục tiêu chính mà Nghị quyết 03 - 04/HU đề ra.

 

Đồng chí Đinh Văn Thái, Phó Trạm KN-KL huyện chia sẻ: Chúng tôi đã khảo sát, tìm hiểu ngoài xã Yên Thượng còn có xã Yên Lập, Xuân Phong cũng trồng một số ít cây mắc coọc nhưng ở các xã này, cây ít cho quả và không cho quả thường xuyên. Có lẽ nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp mà tại xã Yên Thượng, mắc coọc năm nào cũng cho quả, mỗi cây bình quân thu 70 kg đến 1,5 tạ quả/vụ, cây sai nhất có thể cho đến 2 tạ quả. Với mỗi kg mắc coọc hiện nay có giá từ 8.000 - 10.000 đồng, khoản thu nhập từ mắc coọc không hề nhỏ. Với sự hỗ trợ kỹ thuật, cây giống của huyện, các hộ đã triển khai trồng cây mắc coọc với quy mô lớn, công tác tuyên truyền, vận động, chuyển giao KH-KT cũng được tăng cường tới hộ gia đình. Một số hộ hăng hái tham gia đầu tư trồng hàng trăm cây theo phương pháp dâm, chiết như Bùi Văn Long ở xóm Um, ông Bùi Văn Chung ở xóm Bãi Thoáng...

 

Có một thực tế là do tập quán canh tác của người dân vẫn chưa nhiều thay đổi, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư thâm canh, thêm vào đó là vấn đề chăm sóc, bảo vệ kém, để gia súc phá hoại nên khi bắt tay vào trồng chưa được bao lâu, diện tích trồng đã thui chột đi một nửa. 50% diện tích còn lại được duy trì do thiếu chăm sóc nên hầu hết cây sinh trưởng, phát triển kém. Theo đồng chí Bùi Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thượng, ngoài lý do từ phía người dân chưa đầu tư, quan tâm bảo vệ thỏa đáng, có nhiều yếu tố khác khiến bà con chưa mặn mà với việc phát triển vùng mắc coọc. Đó là giá cả thị trường còn bấp bênh, vấn đề bảo quản quả trong quá trình thu hái, vận chuyển khó khăn nên sản phẩm làm ra bị ép giá. Đang ở cuối vụ thu hái mắc coọc, giá bán bình quân ở chợ huyện, thành phố từ 15.000 - 20.000 đồng/kg nhưng với hộ trồng, giá bán đổ cho thương lái thường rẻ hơn một nửa, thậm chí già nửa. ước tính, sản lượng thu hoạch toàn xã khoảng trên 10 tấn.

 

Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, hiện nay, nhiều hộ trồng mắc coọc chưa thấy nhiều nguồn lợi từ cây mắc coọc nên nản, có ý tưởng muốn phá bỏ cây mắc coọc để trồng cam với hy vọng cho hiệu quả cao hơn. Để dự án có thể vực dậy được, vấn đề tiên quyết vẫn là thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của người dân bên cạnh hỗ trợ khoa học - công nghệ trong sản xuất, bảo quản sản phẩm, tiếp cận thị trường hàng hóa. Có như vậy mới khích lệ người dân yên tâm tham gia dự án phát triển và nhân rộng cây mắc coọc mới ra khỏi nguy cơ “chết yểu”.

 

 

                                                                     Bùi Minh

 

Các tin khác

Bộ phận “một cửa” BHXH thành phố Hoà Bình giải quyết chế độ cho các tập thể, cá nhân.
Không có hình ảnh
Sự cố sạt lở trên tuyến QL6 đang được Hạt 3 kịp thời xử  lý.
Đường Lương Thành - Lương Cao, xã Lạc Lương (Yên Thủy) được đầu tư từ nguồn vốn 135 giai đoạn 2 đã đi vào khai thác góp phần cải thiện dân sinh. Ảnh: Lãnh đạo Ban Dân tộc đi khảo sát hiệu quả dự án đường Lương Thành - Lương Cao, xã Lạc Lương.

Xã Kim Bình (Kim Bôi): còn nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Qua gần 3 năm triển khai thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng NTM, xã Kim Bình (Kim Bôi) đã đạt được 7/19 tiêu chí. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện vẫn còn chậm, nhiều tiêu chí vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hòa Bình: Nhiều chương trình khuyến mãi, xả hàng hè

(HBĐT) - Từ ngày 1/8, Tuần lễ khuyến mãi, xả hàng hè đã được nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Hòa Bình triển khai tạo cơ hội mua sắm sản phẩm chính hãng, dịch vụ chất lượng với ngân sách tiết kiệm cho người dân.

45 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất

(HBĐT) - Ba năm gần đây, tổng nguồn vốn lồng ghép hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh là 45 tỷ đồng, đã triển khai hơn 60 mô hình trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; mua sắm 859 máy móc thiết bị bảo quản chế biến phục vụ sản xuất; thực hiện hỗ trợ 37.674 con giống các loại cho 21.450 hộ gia đình được hưởng lợi; tập huấn 41 lớp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho 1.512 lượt người.

Đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn lợn nuôi trong dân

(HBĐT) - Theo Chi cục Thú y tỉnh, đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn lợn nuôi trong dân gắn với chăn nuôi tập trung quy mô vừa và nhỏ, tỉnh đã xây dựng hoàn chỉnh, quy mô hiện đại chuồng nuôi nái ngoại ông, bà tại xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) và 2 trại lợn tại thị trấn Kỳ Sơn, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) với quy mô trên 1.200 con/trại.

Hơn 50 khách hàng tham dự đợt mở bán đất lần 3 - khu đô thị Cảng Chân Dê

(HBĐT) - Sáng 1/8, Sàn Giao dịch Bất động sản Hà Nội mới chính thức tiến hành mở bán đợt 3 – khu đô thị Cảng Chân Dê, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình).

Các quỹ tín dụng nhân dân huy động vốn đạt hơn 277,5 tỷ đồng

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 4 quỹ tín dụng nhân dân với tổng số 5.350 thành viên. 7 tháng năm 2013, các quỹ tín dụng nhân dân đã huy động vốn đạt hơn 277,5 tỷ đồng. Hoạt động của các qũy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng trăm hộ dân trong việc tiết kiệm và hỗ trợ vốn mở mang sản xuất, kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục