Mô hình sản xuất sắn bền vững ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần khôi phục độ phì nhiêu cho đất.

Mô hình sản xuất sắn bền vững ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần khôi phục độ phì nhiêu cho đất.

(HBĐT) - Mô hình trên thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất sắn bền vững tại xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình” được chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam của Quỹ Môi trường toàn cầu đầu tư kinh phí do Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh thực hiện từ năm 2009, thu hút 61 hộ tham gia với tổng diện tích 30 ha. Kết quả nghiệm thu mô hình cho thấy, việc thâm canh, xen canh cây sắn với cây trồng khác (mô hình sử dụng cây đậu che phủ - PV) là giải pháp hữu hiệu có tác dụng khôi phục độ phì nhiêu cho đất trồng sắn, hơn thế nữa, năng suất của sắn cũng được nâng cao khi áp dụng phương pháp canh tác này.

 

Đồng chí Nguyễn Ngọc Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh cho biết: Trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh ta quy hoạch vùng sản xuất sắn khoảng trên 10.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu. Tuy được xác định là loại cây trồng phù hợp với đặc thù canh tác của địa phương nhưng trên thực tế, sản xuất sắn chưa đạt hiệu quả tốt, người trồng sắn chưa quan tâm nhiều đến lối canh tác lấy ngắn nuôi dài, chưa quan tâm kỹ thuật thâm canh, xen canh cây sắn với cây trồng khác để tăng hiệu quả sử dụng đất. Chính vì vậy, mô hình khôi phục độ phì nhiêu cho đất trồng sắn chuyên canh thông qua đầu tư thâm canh là một gợi ý đáng để người trồng sắn tìm hiểu và thực hiện.

 

Sau một thời gian thử nghiệm trồng sắn xen với cây đậu tương che phủ, kết quả cho thấy, với suất đầu tư 5 triệu đồng/ha, nếu trồng xen cây đậu tương, năng suất cây sắn vẫn đạt theo thiết kế khoảng trên 30 tấn/ha. Cụ thể, trong năm 2009, năng suất sắn củ trồng trong mô hình đạt 51,7 tấn/ha, năm 2010 đạt 45,4 tấn/ha, năm 2012 đạt 34,9 tấn/ha, năng suất sắn củ ở vị trí trồng xen cây đậu tương cao hơn ở vị trí đối chứng trung bình khoảng 9,2%. Nhằm mục đích phục hồi môi trường đất canh tác sắn, các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình là bón phân cân đối, trồng xen sắn với đậu tương (mô hình thử nghiệm trồng 4 giống đậu tương là ĐT12, ĐT22, ĐT84, ĐT26), trồng băng cây xanh (cỏ voi, cốt khí) để chống xói mòn, cải tạo đất (nhờ khả năng cố định đạm tự nhiên của cây cốt khí và đậu tương), đồng thời bổ sung chất hữu cơ cho đất từ các phế phụ phẩm. Kết quả theo dõi lượng đất trôi cho thấy, trồng băng cây xanh sau 3 năm giảm được 13 tấn (35,3%) đất khô/ha, có vị trí giảm được 19 tấn đất khô/ha. Về kết quả phục hồi độ phì nhiêu đất trồng sắn do thời gian thực hiện dự án ngắn nên kết quả phục hồi môi trường đất không trực tiếp đánh giá bằng số liệu lý, hóa tính mà căn cứ vào năng suất sắn củ ở vị trí trồng xen và ở vị trí không trồng xen (cao hơn 9,2%). Đặc biệt, kết quả phục hồi môi trường đất canh tác sắn thể hiện rõ nét nhất là đã khôi phục lại được 4,3 ha đất trồng sắn đã bị hoang mạc hóa tại xóm Chum, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn). Từ năm 2009- 2012, trên diện tích 4,3 ha nói trên, năng suất sắn bình quân thu được từ 21,5 - 22 tấn/ha. Điều đáng ghi nhận là năng suất sắn ở diện tích này còn cao hơn so với năng suất sắn trung bình của toàn xã Hương Nhượng (18 tấn/ha).

 

Vừa có tác dụng khôi phục độ phì nhiêu cho đất trồng sắn, vừa có tác dụng nâng cao năng suất sắn và sản phẩm phụ trên một đơn vị diện tích canh tác. Đây là ưu điểm nổi bật của giải pháp xen canh cây sắn với cây đậu che phủ. Theo đánh giá của các đơn vị chuyên ngành, mô hình trên cần được nhân rộng ra các xã có nhiều diện tích đất trồng sắn trên đất dốc của huyện Lạc Sơn nói riêng và của tỉnh nói chung.

 

 

                                                                  Thu Trang

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục