Đồng chí Nguyễn Thanh Lương, Phó chủ tịch UBND xã Trung Sơn   phát biểu tại hội nghị giám sát tình hình thực hiện các văn bản pháp luật về giao đât, thu hồi đất, GPMB, tái định cư của Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) tại huyện Lương Sơn.

Đồng chí Nguyễn Thanh Lương, Phó chủ tịch UBND xã Trung Sơn phát biểu tại hội nghị giám sát tình hình thực hiện các văn bản pháp luật về giao đât, thu hồi đất, GPMB, tái định cư của Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) tại huyện Lương Sơn.

(HBĐT) - Xã Trung Sơn nằm ở phía đông Nam huyện Lương Sơn, có trục đường Hồ Chí Minh chạy qua và giáp với chuỗi đô thị Hoà Lạc- Xuân Mai- Miếu Môn. Đây là những lợi thế lớn để xã thực hiện giao lưu phát triển KT-XH. Đến nay đã thu hút được 22 dự án đầu tư vào địa bàn các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, bước đường xây dựng CNH nơi đây còn gặp khá nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ.

 

Trong tổng số 22 dự án được thu hút về địa bàn, có 12 dự án đã đi vào hoạt động và đã thu hút được 298 lao động vào làm việc trong các DN. Theo đó, cơ cấu kinh tế của xã cũng đã có sự chuyển đổi rõ rệt: ngành công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ trọng 43,6%, nông- lâm nghiệp giảm xuống còn  26%. Tuy nhiên đã có nhiều vấn đề phát sinh sau quá trình thu hồi đất, GPMB như: chính sách bồi thường, hỗ trợ chưa phù hợp, sự tác động về môi trường đối với đời sống, sinh hoạt của người dân, mất đất dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

 

Theo thống kê của xã, có 625 lượt hộ trong diện thu hồi đất để bàn giao cho các DA. Trong đó có 28 hộ thuộc diện tái định cư, nay đã có 25 hộ được giao đất TĐC. Số lao động bị ảnh hưởng do thu hồi đất 957 lao động, chiếm 32,3% lao động của xã.  Đến nay, các DN đã tạo việc làm cho 298 lao động, 254 lao động tự chuyển nghề, còn 405 lao động có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Một mặt, khi một số DA như: DA Nhà máy xi măng Trung Sơn, trường trung cấp nghề KTCN Hoà Bình, DA xây dựng tuyến đường Thành Lập- Tiến Sơn…bắt đầu triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, đi vào hoạt động đã gây ảnh hưởng đến môi trường như: tiếng ồn, khói bụi, tài sản, hoa màu bị ngập úng… Những vấn đề phát sinh trên đã tác động lớn đến tư tưởng của người dân khi giao đất cho các DA còn lại.

 

Để tháo gỡ những vướng mắc trên, cấp uỷ, chính quyền xã rất mong có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng và nhà đầu tư để: hoàn chỉnh thủ tục đầu tư xây dựng đường vào khu nghĩa địa và trạm điện 110 KV tại xóm Lộc Môn. Lập phương án bồi thường hỗ trợ diện tích đất hành lang đường Hồ Chí Minh. Bàn giao mốc giới mặt bằng diện tích mở rộng 12,27 ha và xác định toạ độ, mốc giới, bàn giao diện tích mỏ đá nguyên liệu của DA, kiểm đếm và bồi thường tài sản cho hộ trên diện trích mỏ đá vôi. Triển khai đầu tư kè bờ trái tuyến suối DA Nhà máy xi măng Trung Sơn đảm bảo thoát lũ, tránh gây sạt lở đất canh tác của các hộ dân. Hỗ trợ số tiền 470 triệu đồng cho 120 hộ  không cấy lúa vụ mùa năm 2007 do thu hồi mặt bằng xây dựng Nhà máy xi măng Hoà Bình. Giải quyết hỗ trợ tràn dầu ảnh hưởng đến sản xuất của một số hộ dân có đất canh tác tại đồng Thềnh, xóm Bến Cuối. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá tác động môi trường trong hoạt động sản xuất của công ty TNHH xi măng Trung Sơn, Công ty TNHH Nam Phương. Các DN quan tâm đào tạo, tuyển dụng lao động xã vào làm việc…

 

Với những DA chưa triển khai hoặc triển khai chậm như: Công ty TNHH xây dựng Hoà Bình, 3 năm nay không còn hoạt động; Công ty Cơ điện Việt Nam, Công ty Trường Giang, Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Hồng Quân đã được cấp phép khai thác từ nhiều năm nay nhưng vẫn không triển khai thực hiện… đề nghị tỉnh có chế tài xử lý cụ thể hoặc thu hồi DA.

 

Theo đánh giá của đồng chí Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Sơn, thực hiện chủ trương thu hút đầu tư, tình hình KT-XH của xã đã có những chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được ổn định, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Tiềm năng, thế mạnh  đang từng bước được đầu tư, khai thác có hiệu quả. Trung Sơn hôm nay đã, đang trên đà phát triển với cơ cấu kinh tế công nghiệp là chủ lực và rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành giúp địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để có thể tiến nhanh trên bước đường CNH.

 

                                                                          Lam Nguyệt

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xã Cun Pheo (Mai Châu): Trăn trở bài toán thoát nghèo

(HBĐT) - Xã Cun Pheo (Mai Châu) hiện có 540 hộ với gần 2.500 khẩu. Trong đó có tới 66% số hộ thuộc diện hộ nghèo. Là một xã vùng cao, đời sống của nhân dân chủ yếu trông vào sản xuất nông, lâm nghiệp với tỷ trọng chiếm 90% giá trị sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, tổng diện tích gieo cấy cả năm của toàn xã chỉ xấp xỉ 82 ha trồng lúa và 150 ha ngô, chủ yếu sử dụng các giống cũ dẫn đến năng suất, sản lượng thấp. Việc phát triển nghề trồng rừng cũng gặp nhiều khó khăn do địa hình xã chủ yếu là núi cao, đồi dốc, đất màu bị rửa trôi, cây trồng phát triển kém.

Xây dựng thương hiệu gà đồi

(HBĐT) - Vài năm lại đây, sản phẩm gà đồi đã có mặt ở hầu hết quán ăn, nhà hàng đặc sản và là món ăn ưa thích của hầu hết người tiêu dùng. Thương hiệu gà đồi cũng được tin, chuộng vì lẽ đó. Tại tỉnh ta, qua khảo sát, nhiều huyện có tiềm năng và lợi thế về đồi, bãi để phát triển chăn nuôi gà đồi, góp phần tăng tổng đàn gia cầm, nâng cao thu nhập, làm giàu cho hộ chăn nuôi. Năm 2012, Chi cục Thú y tiến hành nuôi thử nghiệm với số lượng con giống khoảng 1.000 con. Kết quả mang lại khả quan, cùng với chất lượng thịt chắc, thơm, đầu ra tiêu thụ sản phẩm ổn định, giá cả có lợi đã giúp hộ tham gia chăn nuôi có lãi, tin tưởng vào việc chăn nuôi thành công.

Nhân dân đóng góp trên 980 tỷ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Qua 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM (2011 – 2013), nhân dân trong tỉnh đã đóng góp trên 21.670 ngày công lao động, hiến 200 ha đất để xây dựng nhà ở, cải cạo, chỉnh trang nhà cửa và các công trình phụ trợ với tổng trị giá trên 980 tỷ đồng

Huyện Kim Bôi cần tập trung cấp GCN QSD đất cho các tổ chức, hộ nông – lâm nghiệp

(HBĐT) - Ngày 20/8, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với lãnh đạo huyện Kim Bôi về kết qủa thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm 2013.

Diện mạo mới của ngành giao thông - vận tải

(HBĐT) - Cán bộ, viên chức ngành GT-VT tỉnh ta đang phát huy truyền thống vẻ vang “Dũng cảm, thông minh, sáng tạo”, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ngày càng khẳng định là ngành kinh tế kỹ thuật đi trước, mở đường phục vụ đắc lực công cuộc phát triển KT-XH, thực hiện CNH-HĐH ở địa phương.

Xã Đồng Môn mở hướng thoát nghèo

(HBĐT) - Đồng Môn là xã xa và khó khăn hàng đầu của huyện Lạc Thủy. Xã có 3 xóm là Cú Đẻ, Vôn và Đừng. Địa hình không thuận lợi, bị chia cắt, nhiều đồi núi cao, ít ruộng cấy. Tổng diện tích tự nhiên của xã khoảng 1.900 ha, trong đó, ruộng nước chỉ có 80 ha. Tính ra, mỗi khẩu có khoảng 200 m2 ruộng, trước đây, sản xuất đủ ăn là vấn đề nan giải đối với Đồng Môn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục