Hộ gia đình ông Bùi Văn Tăng, xóm Đừng,  xã Đồng Môn (Lạc Thủy) phát triển đàn bò được 6 con, vươn lên thoát nghèo.

Hộ gia đình ông Bùi Văn Tăng, xóm Đừng, xã Đồng Môn (Lạc Thủy) phát triển đàn bò được 6 con, vươn lên thoát nghèo.

(HBĐT) - Đồng Môn là xã xa và khó khăn hàng đầu của huyện Lạc Thủy. Xã có 3 xóm là Cú Đẻ, Vôn và Đừng. Địa hình không thuận lợi, bị chia cắt, nhiều đồi núi cao, ít ruộng cấy. Tổng diện tích tự nhiên của xã khoảng 1.900 ha, trong đó, ruộng nước chỉ có 80 ha. Tính ra, mỗi khẩu có khoảng 200 m2 ruộng, trước đây, sản xuất đủ ăn là vấn đề nan giải đối với Đồng Môn.

 

Từ sự quan tâm đầu tư của nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc, Đồng Môn đã từng bước tìm ra lời giải xóa đói - giảm nghèo. Các tiềm năng về đất rừng, chăn nuôi đang được đánh thức. Xã đã khai thác tiềm năng đất rừng, giải quyết việc làm và cải thiện cuộc sống cho dân. Trung bình mỗi năm rừng trồng mới được trên 100 ha. Độ che phủ rừng của xã đạt 75%. Hầu như gia đình nào cũng trồng rừng. Mỗi năm, doanh thu từ rừng đạt khoảng 5 tỷ đồng. Chăn nuôi cũng đang là hướng mở cải thiện cuộc sống cho người dân. Hộ nào cũng chăn nuôi trâu, bò và gia cầm. Trên địa bàn xã có trang trại Phú Hưng ở xóm Cú Đẻ chăn nuôi theo hướng công nghiệp với quy mô lớn khoảng 65.000 con gia cầm/năm. Từ khi  đi vào hoạt động đến nay, chủ trang trại quan tâm đến bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình phòng bệnh nên đã đạt hiệu quả cao. Học tập mô hình trang trại, nhiều hộ dân trong xã đã có ý thức chăn nuôi lớn, nhiều hộ có từ 500 - 1.500 con gia cầm như gia đình ông Bùi Văn Bấng, xóm Đừng; Bùi Văn Ninh, Bùi Văn Thanh ở xóm Cú Đẻ... Nhờ các chương trình hỗ trợ về KH-KT, giống, vốn, năng suất cây trồng, vật nuôi của xã đã có tiến bộ rõ rệt. Năng suất lúa của xã ổn định 50 tạ/ha.

 

Đồng chí Bùi Văn Bội, Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: Nhiều chương trình, dự án đang tiếp sức cho Đồng Môn. Trục đường chính đã được thảm nhựa. Thông qua sự giúp đỡ của tỉnh, huyện, người dân được tiếp cận với các dự án đầu tư hỗ trợ sản xuất, giống, vốn, KH-KT, hình thành nhận thức cũng như cách làm, phương thức sản xuất mới, năng suất các loại cây trồng từng bước được nâng lên. Nhiều dự án mang lại hiệu quả thiết thực như trường mầm non Đồng Môn được triển khai bằng nguồn vốn Chương trình 135 và nguồn vốn giảm nghèo bền vững có tổng mức đầu tư khoảng 1,8 tỷ đồng xây dựng khu trường học khang trang, đầy đủ trang thiết bị được hoàn thành vào cuối năm 2012 đã đem lại cơ hội học tập mới cho con em trong xã. Dự án giảm nghèo cấp bò theo hình thức luân phiên cho người dân cũng phát huy hiệu quả tốt. Hiện nay có một số dự án đang được triển khai như: đường giao thông xóm Cú Đẻ- Quèn Teo đi xã An Lạc, đường Dốc Vải - xóm Thôn đi xã An Lạc; xây dựng nhà văn hóa cộng đồng đã và đang tiếp sức cho đồng bào vươn lên xây dựng cuộc sống mới.

 

                                                                     

                                                                   Lê Chung

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Từ lồng ghép dự án đầu tư vào địa bàn kết hợp với sự đóng góp của nhân dân, xóm Rổng Cấn, xã Lâm Sơn đã cứng hoá được hàng nghìn mét đường liên thôn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thêm 52 xã đạt tiêu chí điện nông thôn

(HBĐT) - 7 tháng đầu năm, Sở Công thương đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương chỉ đạo đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống điện tại các xóm, bản chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo tiêu chí 4 trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

Hiến đất xây dựng "ngôi nhà" nông thôn mới

(HBĐT) - “Nhà nước đã làm cho gần hết rồi, mình chỉ góp thêm một phần rất nhỏ bé thì có đáng gì đâu mà kể công” – Ông cười xòa khi được hỏi về chuyện đã hiến hơn 100m2 đất thổ cư cho xóm Giếng 2 xã Hợp Thịnh, Kỳ Sơn làm đường giao thông nông thôn trong khuôn khổ chương trình xây dựng NTM. Theo ông, chẳng có gì đáng biểu dương bởi đó là hành động đương nhiên cần phải làm, đơn giản giống như việc người ta góp gạch, đá, xi măng.... để đặt nền móng xây dựng một ngôi nhà kiên cố.

Lạc Thuỷ: Xuất hiện nhiều đảng viên làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Đến xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) chúng tôi được giới thiệu đến thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Nguyễn Cao Tám, Bí thư chi bộ thôn Đồng Mới. Ở đây, bà con không chỉ biết đến ông Tám là người đảng viên gương mẫu, nhiệt tình trong công việc xã hội, ông còn mạnh dạn trong phát triển kinh tế gia đình.

Thành phố Hòa Bình đẩy mạnh quản lý đô thị

(HBĐT) - Từ khi được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2006, trong nhiều năm liên tục, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn luôn được quan tâm đầu tư. Qua đó, bộ mặt đô thị thành phố từng bước đổi mới, ngày càng khang trang, sạch, đẹp. Mặt khác, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực quản lý đô thị đã từng bước đi vào nề nếp, góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH tại địa phương.

Tân Lạc huy động các nguồn lực tập trung xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - Đồng chí Cao Thị Nụ, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc khẳng định: Cùng với triển khai thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước, những năm qua, huyện Tân Lạc đã làm tốt công tác phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động và huy động các nguồn lực, chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả công tác XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Quan tâm đầu tư phát triển lưới điện đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 99,19% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Theo nhận xét, đánh giá của Công ty Điện lực Hoà Bình và Sở Công thương, tỷ lệ hộ sử dụng lưới điện quốc gia đã hoàn thành sớm so với kế hoạch. Kết quả này cho thấy đã có sự quan tâm đúng mức của tỉnh, các sơ, ngành trong công tác đầu tư, phát triển lưới điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục