Công trình thân đập hồ Cạn Thượng (Cao Phong) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng vào đầu năm 2014.
(HBĐT) - Cách đây 68 năm, ngày 28/8/1945, ủy ban dân tộc giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo quyết định thành lập Bộ Giao thông Công chính, trong đó có chức năng QLNN về thủy lợi. Ngày 21/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1135/QĐ-TTg lấy ngày 28/8 là ngày truyền thống ngành thủy lợi Việt Nam.
68 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, CB-VC và người lao động ngành thủy lợi tỉnh ta đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp thủy lợi và phát triển nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay, ngành thủy lợi đã tham mưu cho tỉnh tranh thủ sự quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành T.Ư huy động các nguồn lực đầu tư nâng cao năng lực tưới tiêu phục vụ sản xuất và phòng - chống lũ bão, thiên tai.
Đồng chí Trần Kim Phàn, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi và PCLB tỉnh cho biết: Hệ thống công trình thủy lợi như trạm bơm, hồ chứa nước lớn nhỏ, bai dâng, kênh mương được quan tâm đầu tư. Đến năm 2011, toàn tỉnh có 1.252 công trình được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố bằng mọi nguồn vốn (tăng 508 công trình so với năm 1991) nhằm bảo đảm tưới tiêu cho 40.600 ha lúa 2 vụ và tạo nguồn nước cho 87.800 ha màu (tính 3 vụ). Toàn tỉnh hiện có 3.000 km kênh mương đã kiên cố hóa được 1.100 km, đạt 36%. Hệ thống công trình thủy lợi đã cấp nước chủ động cho 38.000/ 42.000 ha diện tích lúa 2 vụ của tỉnh, đưa diện tích lúa được tưới chủ động từ 60% (năm 1998) lên khoảng 80%. Đi đôi với việc mở rộng diện tích tưới nước, tỉnh đã triển khai tốt chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 79% hộ dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tỉnh đã bước đầu khai thác hiệu quả mặt nước phát triển thủy sản, góp phần XĐ-GN, cải thiện dân sinh. Đối với hệ thống đê, nếu như năm 1991, cả tỉnh có 4 tuyến đê là Đà Giang, Quỳnh Lâm, Ngòi Dong và Thanh Lương, tổng chiều dài 14 km với quy mô chỉ đáp ứng tần suất chống lũ từ 5-10% thì đến nay, toàn tỉnh đã có 43 km đê. Trong đó, đê Đà Giang, Quỳnh Lâm được kè, nâng cấp bằng bê tông bảo đảm tần suất chống lũ 1%. Các tuyến đê khác cũng được đầu tư nâng cấp. Qua nhiều năm không có nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng, không có trường hợp xảy ra sơ tán khi nước lũ dâng cao. Cán bộ, viên chức và người lao động ngành thủy lợi đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, cấp tập trung khắc phục khó khăn về thiên tai, thời tiết, sâu bệnh, dịch bệnh và tác động của suy giảm kinh tế thế giới, tập trung chỉ đạo hướng dẫn các địa phương tổ chức tốt sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng cường công tác quản lý, củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Những kết quả đó đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Giá trị SXNN tăng bình quân đạt từ 3,9-4,2%/năm. Tỉnh bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Sản xuất từng bước phát triển theo hướng SXHH, giá trị thu nhập năm 2013 đạt 68 triệu đồng/ha. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3,5%/năm, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn có nhiều khởi sắc.
Phát huy thành tích đã đạt được, ngành thủy lợi tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị là bảo đảm cấp và tạo nguồn nước để chủ động cấp nước cho SXNN, dân sinh và các ngành kinh tế; bảo đảm tiêu úng cho các vùng SXNN, phòng - chống thiên tai, hạn chế thiệt hại do nước và bảo vệ ổn định bờ sông, suối, khu vực ven sông, suối, thực hiện có hiệu quả mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
Lê chung
(HBĐT) - Theo Sở GT - VT tỉnh, trục đường 433 từ thành phố Hoà Bình đi Đà Bắc có chiều dài khoảng 90 km được đánh giá là một trong những trục giao thông huyết mạch của tỉnh. Đặc biệt đoạn từ km0 -:- km23 được xây dựng từ lâu và không đồng bộ nên qua quá trình sử dụng đã bị xuống cấp nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của toàn khu vực nơi tuyến đường đi qua.
(HBĐT) - Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển KT-XH để xóa đói, giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, chính quyền xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) đã tập trung phối hợp mở các lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thường xuyên nắm chắc tình hình để phòng ngừa có hiệu quả dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện về vốn vay cho dân cư trên địa bàn đầu tư sản xuất.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Sở TN&MT, đến nay đã thu hồi được 274 ha đất tại Nông trường Cao Phong, 244 ha tại Nông trường Sông Bôi, huyện Lạc Thủy. Sở đã gửi hồ sơ đề nghị thu hồi đất do Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình (trả ra) và huyện Yên Thủy đã gửi hồ sơ đề nghị thu hồi đất do Công ty TNHH một thành viên 2-9 Hòa Bình (trả ra) về Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
(HBĐT) - Theo Cục Thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 so với tháng trước đã tăng 0,42%. Trong số 11 nhóm hàng hoá có 5 nhóm giữ giá ổn định và 6 nhóm có biến động tăng.
(HBĐT) - Thực hiện chính sách đổi mới về công tác phi chính phủ nước ngoài và hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta, trong nhiều năm qua, các cấp, ngành trong tỉnh đã tăng cường các hoạt động đối ngoại, thu hút đầu tư, hợp tác, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) nhằm hỗ trợ phát triển KT-XH trong điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả hợp tác, góp phần mở rộng mối quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
(HBĐT) - Sau 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành hệ thống quản lý từ tỉnh đến cơ sở. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ theo mục tiêu, kế hoạch đề ra. Nhận thức của đại đa số CB, ĐV và nhân dân đã có chuyển biến rõ nét, tạo nên sự gắn bó, đoàn kết; vai trò chủ thể của người dân từng bước được khẳng định thông qua việc tham gia ý kiến, thực hiện giám sát từ khâu quy hoạch đến hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng; chủ động, tự giác tham gia đóng góp sức người, sức của thực hiện chương trình...