Bằng đôi tay khéo léo, sáng tạo của các nghệ nhân, những sản phẩm của làng nghề dệt thổ cẩm Chiềng Châu ngày càng đa dạng, tinh tế, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Bằng đôi tay khéo léo, sáng tạo của các nghệ nhân, những sản phẩm của làng nghề dệt thổ cẩm Chiềng Châu ngày càng đa dạng, tinh tế, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

(HBĐT) - Đến với làng nghề dệt truyền thống xã Chiềng Châu (Mai Châu), du khách sẽ mãi nhớ những âm thanh quen thuộc của tiếng lách cách thoi đưa, đôi tay khéo léo của các mẹ, các chị tỉ mẩn từng công đoạn nhuộm màu, quay sợi... Đã lâu rồi, nghề dệt được bà con các dân tộc nơi đây cẩn trọng giữ gìn. Đặc biệt, ít năm lại đây, với sự hỗ trợ của tổ chức trong, ngoài nước cùng ý thức khơi dậy, bảo tồn, làng nghề dệt thổ cẩm Chiềng Châu đã trở thành địa chỉ sắc màu văn hóa Thái, đồng thời giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho không ít cư dân khu vực nông thôn.

 

Ông Mạc Văn Phang, Chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu chia sẻ: Đã bước sang năm thứ 5 kể từ khi cái tên HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu chính thức ra đời. Để có thể duy trì hoạt động cũng như đảm bảo thu nhập cho 30 xã viên sống được với nghề, chúng tôi đã tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị hiếu, từ đó đưa ra những sản phẩm đa dạng, phù hợp, có chất lượng, mặt khác không mất đi đường nét truyền thống vốn có của thổ cẩm. Mẫu hàng dệt giờ không còn bó gọn là gối, đệm hay là cạp váy, là chăn mà trở nên phong phú hơn nhiều với những sản phẩm tinh tế như: mũ, khăn, túi xách, búp bê vải, giày, dép, hộp đựng đồ trang điểm, móc điện thoại, khăn trải bàn... Dẫu vậy, những mẫu hàng vẫn được làm từ sợi bông tự nhiên, tuân thủ phương pháp sản xuất bằng tay từ kéo sợi, nhuộm màu, dệt vải đòi hỏi sự kỳ công. Có được hỗ trợ của máy móc chăng cũng chỉ ở công đoạn cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm bằng máy may công nghiệp. Bình quân thu nhập của mỗi lao động tại HTX từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng.

 

Theo thống kê mới đây, trên địa bàn toàn huyện có hơn 5.000 khung dệt với hơn 1.000 hộ còn duy trì nghề dệt thổ cẩm. Ngoài số hộ có nghề dệt phân tán ở hầu hết các xã, thị trấn, nghề dệt còn được mở mang, phát triển với hàng chục làng nghề ở thị trấn Mai Châu và các xã: Nà Phòn, Mai Hịch, Chiềng Châu, Xăm Khòe... Việc khôi phục, phát triển làng nghề gắn với phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và nghề làm du lịch. Sở dĩ du khách biết đến và du lịch Mai Châu ngày càng hấp dẫn trong con mắt bạn bè muôn phương là nhờ sự độc đáo của nghề dệt, làng nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời. Chị Cao Thị Mỹ Dung - một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: Thật thú vị khi khám phá nét độc đáo của làng nghề. Mỗi dịp có điều kiện đến Mai Châu, tôi thăm thú bản làng, xem các mẹ, các chị ngồi bên khung cửi dệt say sưa và sắm vài thước vải hay chiếc ví, túi, hộp đựng đồ trang điểm bằng thổ cẩm để làm quà lưu niệm tặng người thân, bè bạn.

 

Để thương hiệu sản phẩm thổ cẩm đến gần hơn với người tiêu dùng và đem lại thu nhập ổn định cho lao động địa phương, từ năm 2011 đến nay, huyện đã phối hợp với Chi cục PTNT tỉnh triển khai các quy trình, hoàn thiện các tiêu chí để làng nghề dệt truyền thống xã Chiềng Châu chính thức được công nhận vào năm 2013. Chủ trương khuyến khích, hỗ trợ phát triển nghề dệt, thành lập các tổ hợp dệt thổ cẩm truyền thống trên địa bàn đang từng bước triển khai, cụ thể đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công & TVPT công nghiệp mở lớp dạy nghề dệt tại xã Xăm Khòe, hỗ trợ 20 máy may cho xã Nà Phòn nhằm thúc đẩy, xúc tiến có thêm 1 làng nghề dệt truyền thống được công nhận trong năm nay.

 

Theo đồng chí Đinh Duy Chuyên, Phó Chi cục PTNT tỉnh, Chiềng Châu là một trong 2 cơ sở được công nhận làng nghề truyền thống tính đến thời điểm này. Sở dĩ các HTX, cơ sở nghề truyền thống trụ vững được là nhờ xây dựng được thương hiệu trong lòng khách hàng và nhạy bén trong mở rộng thị trường, coi trọng khâu tiếp thị, quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm rộng rãi qua kênh hội chợ, triển lãm, biểu diễn thời trang. HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu là một trong những điển hình của tỉnh nhận về nhiều đơn đặt hàng lớn của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và cả ngoài nước... Cùng với xu thế hội nhập và phát triển, các HTX, những hộ đang duy trì nghề dệt thổ cẩm ở huyện Mai Châu đang kiên định giữ gìn nghề truyền thống, tạo hướng đi mới trong phát triển kinh tế tập thể, phát huy bản sắc riêng của sản phẩm để đảm bảo sự phát triển bền vững của làng nghề. Đồng thời góp phần hoàn thiện tiêu chí thứ 10 về thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn, tiêu chí thứ 13 trong xây dựng NTM về hình thức tổ chức sản xuất, có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động hiệu quả.

 

 

 

                                                                           Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Tại hội nghị, đại diện Công ty Giống cây trồng Thái Bình và UBND huyện Kim Bôi đã ký kết hợp đồng cung cấp - sử dụng sản phẩm giống ngô lai VS36 trong vụ đông 2013.
Đoàn công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng gà thịt nuôi tại gia đình chị Đỗ Thị Xuân (Đội 8, xã Hưng Thi, Lạc Thủy) – 1 trong 4 hộ tham gia mô hình.
Công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam gia công sản phẩm thấu kính xuất khẩu.
Đoàn liên ngành kiểm tra trực tiếp tại hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em phường Hữu Nghị (thành phố Hoà Bình).

Khởi công 3 công trình tại vùng đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc thuộc Ban dân tộc tỉnh tổ chức khởi công công trình thuộc vùng đặc biệt khó khăn.

Trên 8.100 ha đất lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã tích cực chuyển đổi 8.153 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây như nhãn, bưởi, cam, mía, ngô, lạc... đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các huyện có diện tích chuyển đổi cao nhất là: Yên Thủy (3.129 ha), Lạc Sơn (1.870 ha), Tân Lạc (934 ha)...

Trồng rừng vượt 4,8% kế hoạch năm

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, đến cuối tháng 8, toàn tỉnh đã trồng được 7.336 ha rừng sản xuất, vượt 4,8% kế hoạch trồng rừng năm 2013 (7.000 ha). Trong đó, các huyện có diện tích trồng rừng cao nhất: Kim Bôi (1.840 ha), Lương Sơn (900 ha), Đà Bắc (885 ha), Lạc Sơn (862 ha), Lạc Thủy (860 ha).

Thị trường hàng tiêu dùng tăng giá nhẹ dịp Quốc khánh 2/9

(HBĐT) - Chỉ còn vài ngày nữa là Quốc khánh ngày 2/9, không khí mua sắm nhộn nhịp hơn so với ngày thường. Dịp này, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thương mại rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá – một trong những giải pháp kích cầu hiệu quả để thu hút khách hàng còn tại các chợ truyền thống, các hộ kinh doanh đã chuẩn bị nguồn hàng phong phú đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

30 hộ chăn nuôi được tập huấn theo phương pháp hiện trường

(HBĐT) - Từ ngày 24 – 28/8, tại huyện Kỳ Sơn, Chi cục Thú y và Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp mở lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho 30 hộ có cùng sở thích trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện.

60 học viên được đào tạo kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ

(HBĐT) - Từ ngày 26 – 28/8 tại huyện Mai Châu, Trung tâm XTTM đã phối hợp với phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện mở lớp đào tạo tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ năm 2013 cho 60 học viên là cán bộ, nhân viên các HTX sản xuất nông nghiệp, HTX dịch vụ thương mại, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuấ kinh doanh, cán bộ, nhân viên Ban quản lý chợ, tổ quản lý chợ, cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, xăng dầu trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục