Cán bộ UBND xã Kim Truy (Kim Bôi) giải quyết thủ tục, giấy tờ cho người dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Sau nhiều năm trở lại, chúng tôi có cảm giác Kim Truy (Kim Bôi) không đổi thay nhiều. Bây giờ khác hơn là trụ sở UBND xã được di dời sang bên trái đường Kim Truy- Nuông Dăm và được xây mới hơn. Con đường liên xã cũng đã được thảm nhựa khác trước. Còn sản xuất và cuộc sống người dân dường như cũng chẳng khác trước là mấy. Trường học, trạm y tế cũng đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, khám- chữa bệnh, CSSK ban đầu cho người dân.
Tìm hiểu, chúng tôi được biết, Kim Truy chịu nhiều thiệt thòi. Là xã diện khó khăn nằm giữa nhiều xã khó khăn của huyện Kim Bôi nhưng ít nhận được sự đầu tư của các chương trình, dự án. Vì thế, hạ tầng thiếu và chưa đồng bộ. Kim Truy là xã diện tích rộng trên 1.000 ha nhưng có tới phân nửa là núi đá, trong khi đó, dân số lại đông, trên 940 hộ với 4.455 nhân khẩu. Xã có 6 thôn, riêng thôn Cóc Lẫm đã có tới 416 hộ, tương đương dân số một số xã của huyện như Thượng Tiến, Trung Bì, Lập Chiệng. Gần như 100% hộ dân sống dựa vào vào nông nghiệp. Tổng diện tích lúa cấy khoảng 130 ha và khoảng mấy trăm ha hoa màu, rau, đậu các loại. Mấy năm nay, nhờ lợi thế về nguồn nước tưới khá ổn định và áp dụng KH-KT vào sản xuất, năng suất lúa, cây màu được cải thiện hơn. Năng suất lúa đạt từ 57- 60 tạ/ha. Thế nhưng Kim Truy dân đông, ruộng ít đủ ăn là may. Đồng chí Bùi Đình Thản, cán bộ UBND xã Kim Truy cho biết: Tính trung bình một khẩu chỉ có 250 m2 ruộng, năng suất 60 tạ/ha, tương đương 12 kg gạo/người/tháng. Trừ tiền cày, bừa, phân, giống chẳng còn được là bao, có khi lại lỗ. Chăn nuôi lợn, gia cầm cũng ít hiệu quả. Xã tập trung phát triển chăn nuôi và trồng rừng nhưng cũng rất khó có sự bứt phá. Điều kiện tự nhiên của xã nhiều núi đá, diện tích rừng trồng không nhiều. Một chu kỳ rừng sản xuất từ 5-7 năm. Người dân có thể yên tâm trồng rừng vì không có vốn đầu tư. Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã tăng 5-7%/năm, trong xã có một số mô hình chăn nuôi tập trung nhưng xem ra hiệu quả cũng không cao vì chi phí đầu vào tăng, giá thành không ổn định. Người dân đã tìm kiếm cơ hội đổi đời đi làm ăn ở các nơi khác. Mấy năm nay, đời sống người dân có chuyển biến nhưng chưa bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn còn 33%, hộ cận nghèo còn khoảng 200 hộ.
Trong thời gian tới, để tạo đòn bẩy cho xoá đói- giảm nghèo, cán bộ và nhân dân xã Kim Truy mong muốn được được Nhà nước quan tâm triển các chương trình, dự án, mô hình giảm nghèo bền vững, nâng cao năng suất, hiệu quả gieo trồng, giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân. Trước mắt là đầu tư một số hạ tầng thiết yếu như trường học cho cả 3 cấp mầm non, tiểu học và THCS, trạm y tế, hỗ trợ xi măng để nhân dân làm đường giao thông nông thôn; xây dựng công trình thủy lợi ở thôn Đứng, trạm bơm thôn Bãi Mu, Quê Bộ để chủ động trong sản xuất nông nghiệp.
Hương Lan
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 68 năm ngày truyền thống ngành Thuế Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2013), phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Anh Tấn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh về những hoạt động thiết thực của CBCC hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng ngày truyền thống của ngành cùng những chương trình, giải pháp để hoàn thành kế hoạch thu ngân sách năm 2013.
(HBĐT) - Trong tháng 8 vừa qua, công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tiếp tục được thực hiện tốt, đảm bảo thời gian cấp cho DN. Tổng số DN được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký hoạt động 21 DN, trong đó có 16 công ty TNHH, 4 công ty CP và 1 chi nhánh với tổng số vốn đăng ký 120,7 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh được giao năm 2013 là 266,5 tỷ đồng. Trong đó, số giải ngân (không bao gồm cấp bổ sung cho ngân sách huyện), tính đến 27/8, đạt 135,1 tỷ đồng, bằng 62,43% kế hoạch giao.
(HBĐT) - Tiết kiệm, chống lãng phí để đảm bảo doanh thu, đảm bảo thu nhập cho người lao động, việc phải làm, nên làm ở mỗi DN- Đồng chí Ngô Xuân Điển, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP nước sạch Hoà Bình chia sẻ. Giảm tỷ lệ thất thoát nước; tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng; tiết kiệm chi phí quản lý... là những chỉ tiêu được Công ty cân nhắc, đưa ra hàng năm nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
(HBĐT) - Tại nhà văn hoá thôn Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy), Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Hưng Thi, và xã Đú Sáng, (Kim Bôi) tổ chức tổng kết dự án “phát triển kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo gia súc lớn”.
(HBĐT) - Lạc Lương là 1 trong 4 xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy có tổng diện tích tự nhiên trên 3.257 ha, trong đó, diện tích cây lúa chỉ có 240 ha. Toàn xã có 8 xóm với 5.485 nhân khẩu. Nguồn sống chủ yếu của người dân là sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi.