Hộ dân ở xã Ba Khan (Mai Châu) đầu tư chăn nuôi lợn bản địa có nhu cầu đầu ra ổn định.
(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bền vững, trong định hướng phát triển ngành này những năm tiếp theo, tỉnh xác định quy mô chăn nuôi gia trại, trang trại là xương sống nhằm tăng tỷ trọng, nâng cao giá trị SX, trong đó, chú trọng chăn nuôi lợn và gia cầm theo hướng hàng hóa, đồng thời đa dạng hóa các mô hình, phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để BVMT, cung cấp ra thị trường sản phẩm đảm bảo chất lượng VSATTP.
Thực hiện định hướng này, ngành chăn nuôi tỉnh đã tập trung phát triển chăn nuôi với việc đưa ra những giải pháp cụ thể như: tuyên truyền, vận động, thực hiện một số mô hình nhằm khuyến khích hộ chăn nuôi lợn bản địa, lợn rừng lai, gà đồi... đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Thực hiện giải pháp về giống, ngành đã và đang áp dụng công nghệ hiện đại trong tuyển chọn, lai tạo giống nhằm SX giống tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển đàn gia súc có năng suất, chất lượng cao. Hàng năm, tiến hành bình tuyển giám định lợn nái ông, bà, lợn giống nuôi để có nguồn khai thác tinh đản bảo, tin cậy. Trong tương lai không xa, trung tâm giống gia cầm Thụy Phương của T.Ư có diện tích 35 ha tại huyện Kỳ Sơn sẽ xây dựng, SX con giống sạch bệnh, cho lai và thay thế dần đàn giống trong dân năng suất thấp. Bảo tồn các gen gia cầm quý hiếm của tỉnh như giống vịt bầu Bến, vịt Ngọc Lâu, Tự Do (Lạc Sơn), gà Mông ở huyện Mai Châu...
Đối với giải pháp thức ăn chăn nuôi, các hộ đã tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có kết hợp thức ăn công nghiệp giúp giảm bớt chi phí, đem lại hiệu quả kinh tế. Một số cơ sở, gia trại, hộ chăn nuôi quy hoạch và bố trí diện tích SX cây thức ăn, trồng các giống cỏ mới năng suất, chất lượng cao, chủ động trong chế biến và dự trữ thức ăn cho mùa khô lạnh. Tỉnh cũng khuyến khích xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn tại vùng nguyên liệu để hạ giá thành SX, tạo điều kiện để hộ chăn nuôi vừa và nhỏ phát triển, khuyến khích thực hiện các hợp đồng cung ứng thức ăn chăn nuôi giữa các đại lý thu gom nguyên liệu về các nhà máy và cơ sở chăn nuôi, xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tại chỗ.
Cùng với đó, công tác quản lý dịch bệnh, phát triển chăn nuôi thân thiện với môi trường được tăng cường. Hệ thống thú y cơ sở chủ động phòng - chống dịch bệnh, hướng dẫn nông dân thực hiện các quy định về đảm bảo VSATTP, kiểm soát, không chế dịch bệnh nguy hiểm như LMLM, tai xanh. Ngoài ra, nhân rộng cơ sở an toàn dịch bệnh, vùng an toàn dịch bệnh trong dân với quy mô cấp xã, liên xã, tiến tới vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện. Hệ thống thú y cơ sở hướng dẫn các trang trại quy mô vừa áp dụng xử lý bằng biôgas, quy mô lớn cần kết hợp với phương pháp ủ sinh học và các phương pháp khác nhằm tận dụng năng lượng từ khí sinh học dùng trong mục đích tái sử dụng trong các trại chăn nuôi.
Liên quan đến chính sách phát triển chăn nuôi bền vững, ngành chăn nuôi của tỉnh cũng xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật trình UBND tỉnh ban hành làm cơ sở quản lý ở các cấp, đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát. Cụ thể là quy định tiêu chuẩn về điều kiện đối với các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm. Quy định bắt buộc về vệ sinh phòng dịch đối với các hộ chăn nuôi gia trại, trang trai, cơ sở giết mổ động vật, chế biến thực phẩm. Quy chế quản lý giống gia súc, gia cầm; quy định về tiêu chuẩn chăn nuôi gia súc, gia cầm trong KDC, tiêu chuẩn bắt buộc đối với khu chăn nuôi tập trung. Các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được khuyến khích đưa vào SX; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển chăn nuôi, chế biến, giết mổ tập trung với hình thức ưu tiên cho thuê đất, hỗ trợ kỹ thuật, tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế...
Bùi Minh
(HBĐT) - Theo Cục Thuế tỉnh, trong tháng 8 vừa qua, thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 140.000 triệu đồng. Với kết quả đó, thu NSNN của tỉnh 8 tháng đầu năm ước thực hiện 1.111.425 triệu đồng. Trong đó thu cân đối ngân sách là 1.016.425 triệu đồng, bằng 60% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 58% so với chỉ tiêu HĐND tỉnh, thu quản lý qua NSNN ước đạt 90.000 triệu đồng.
(HBĐT) - Triển khai mô hình nuôi cá hồ chứa nhỏ theo phương pháp hiện trường tại xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình) từ tháng 4 đến nay, mô hình đã hoàn thành 2 giai đoạn, gồm: tập huấn cách thức chuẩn bị hồ nuôi, thả cá giống, giao nhận thức ăn chăn nuôi và tập huấn chăm sóc, cho ăn, quản lý đàn; giai đoạn phát triển từ cá giống lên thương phẩm, đã tập huấn trị bệnh, chăm sóc quản lý và chế biến thức ăn, cho ăn thức ăn bổ sung cỏ, cám.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 27 xã tham gia chương trình xây dựng NTM. Đến nay, Trung Bì là xã đầu tiên của huyện đạt 10 tiêu chí, bao gồm: số 01 (quy hoạch), số 02 (giao thông), số 04 (điện), số 05 (trường học), số 08 (bưu điện), số 09 (nhà ở), số 14 (giáo dục), số 16 (văn hóa), số 18 (hệ thống tổ chức CT-XH), số 19 (an ninh trật tự xã hội). Đề án xây dựng NTM của xã được phê duyệt vào cuối tháng 7/2013.
(HBĐT) - Đến nay, tất cả 191 xã tham gia chương trình xây dựng NTM của tỉnh đã được phê duyệt quy hoạch chung, trong đó, số xã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết có 118 xã, 128 xã đã công bố quy hoạch xây dựng NTM. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới chỉ có 29 xã thực hiện được việc cắm mốc chỉ giới quy hoạch. Trong đó, riêng huyện Tân Lạc có 23 xã, thị trấn. Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc, 23 xã của huyện đã hoàn thành cắm mốc giới ra ngoài thực địa, đạt tiêu chí số 1 về quy hoạch xây dựng NTM.
(HBĐT) - Chiều ngày 13/9, Công ty CP TM Định Nhuận tổ chức khai trương Trung tâm hội nghị Hòa Bình, tại khu vực trung tâm TM bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình). Tới dự có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, thành phố Hòa Bình, đại diện hội DN nghiệp nhỏ và vừa cùng đông đảo bạn hàng của Công ty.
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) được xem là một trong những hướng đi tốt trong việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, nhất là những hộ trong diện kinh tế khó khăn vùng sâu, cao, xa. Tuy nhiên, trong chính sách hỗ trợ nguồn vốn từ NHCSXH hiện vẫn không có chương trình cho đối tượng hộ cận nghèo vay vốn. Điều này vô tình đã làm mất cơ hội là rào cản khó vượt qua để được đi làm việc tại nước ngoài với nhiều hộ cận nghèo trên địa bàn.