Cán bộ địa chính xã Địch Giáo (Tân Lạc) thường xuyên kiểm tra hiện trạng các mốc chỉ giới quy hoạch NTM đã được cắm trên địa bàn xã.

Cán bộ địa chính xã Địch Giáo (Tân Lạc) thường xuyên kiểm tra hiện trạng các mốc chỉ giới quy hoạch NTM đã được cắm trên địa bàn xã.

(HBĐT) - Đến nay, tất cả 191 xã tham gia chương trình xây dựng NTM của tỉnh đã được phê duyệt quy hoạch chung, trong đó, số xã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết có 118 xã, 128 xã đã công bố quy hoạch xây dựng NTM. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới chỉ có 29 xã thực hiện được việc cắm mốc chỉ giới quy hoạch. Trong đó, riêng huyện Tân Lạc có 23 xã, thị trấn. Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc, 23 xã của huyện đã hoàn thành cắm mốc giới ra ngoài thực địa, đạt tiêu chí số 1 về quy hoạch xây dựng NTM.

 

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Khi triển khai công tác quy hoạch NTM nói chung và công tác cắm mốc chỉ giới quy hoạch nói riêng, huyện Tân Lạc xác định vấn đề cốt lõi là phải tạo được sự đồng thuận của người dân, để người dân vào cuộc với vai trò là chủ thể của quá trình xây dựng NTM. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên hầu hết các hộ dân trong vùng ảnh hưởng bởi quy hoạch đã tự nguyện phá bỏ hàng rào, tường bao, cổng, vườn, công trình trên đất... để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cắm mốc chỉ giới. Mốc giới đến đâu, người dân dịch chuyển tài sản vật chất đến đó nên nhìn chung, việc cắm mốc giới quy hoạch được hoàn thành khá thuận lợi. Các xã đầu tiên hoàn thành cắm mốc giới là Lỗ Sơn, Địch Giáo, Tử Nê, Phong Phú. Đây là các xã có điều kiện thuận lợi hơn so với các địa bàn còn lại nên được huyện chỉ đạo làm trước để các xã khác tham khảo, làm theo.

 

Địch Giáo là một trong những xã đầu tiên của huyện Tân Lạc hoàn thành cắm mốc chỉ giới quy hoạch NTM. Theo Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Đình, có được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả ba phía: chính quyền các cấp, đơn vị tư vấn lập quy hoạch và người dân. Đặc biệt, bí quyết giúp xã Địch Giáo sớm hoàn thành công tác quy hoạch là huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, từ ý tưởng lập quy hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch. Nhờ đó, công tác quy hoạch được xã triển khai khá linh hoạt, hiệu quả, vừa phù hợp với nguồn vốn đầu tư và điều kiện KT-XH, vừa đảm bảo được tính bền vững do nhận được sự đồng thuận cao của người dân trên địa bàn xã.

 

Trong quá trình thực hiện, khó khăn lớn là thiếu kinh phí. Để giải quyết vấn đề này, nhiều xã, thị trấn trong huyện đã có cách làm sáng tạo, phù hợp nhằm đảm bảo tiến độ đề ra. Đồng chí Bùi Văn Đình, Chủ tịch UBND xã Địch Giáo cho biết: Với nguồn kinh phí được phân bổ, các xã không thể hoàn thành việc cắm mốc quy hoạch theo đúng chuẩn quy định. Sở dĩ xã Địch Giáo và các xã khác của huyện Tân Lạc có thể hoàn thành được công tác này là do đã chủ động đơn giản hóa các loại mốc giới giảm chi phí thực hiện việc cắm mốc. Cụ thể, thay vì sử dụng các loại cột mốc bằng bê tông cốt thép đắt tiền, xã sử dụng cọc tre sơn đỏ để chỉ giới, phân định khu vực quản lý quy hoạch. Cùng với cách làm linh hoạt kiểu “liệu cơm gắp mắm” này, xã tổ chức công bố, cắm mốc quy hoạch công khai để người dân trong xã được tiếp cận đầy đủ thông tin, từ đó tham gia giám sát, quản lý mốc giới, cùng với chính quyền cơ sở đảm bảo tính bền vững cho việc cắm mốc quy hoạch.

Cách làm của xã Địch Giáo nói riêng và 23 xã của huyện Tân Lạc nói chung có thể được xem là lời giải thỏa đáng cho bài toán khó cắm mốc quy hoạch NTM tại các xã hiện nay hay không? Được biết, tại một cuộc họp gần đây, Ban chỉ đạo 800 tỉnh đã đề nghị Sở Xây dựng có văn bản hướng dẫn cụ thể để làm rõ vấn đề này và hỗ trợ các xã tháo gỡ khó khăn, khẩn trương hoàn thành công tác cắm mốc quy hoạch NTM.

 

 

                                                                              Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục