Nhiều hộ gia đình ở xã Tu Lý (Đà Bắc) chuyển đổi đất vườn tạp sang trồng mía cho hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Những năm trước, nhân dân xã Tu Lý (Đà Bắc) chủ yếu canh tác ngô, lúa một vụ, hiệu quả kinh tế thấp, đời sống khó khăn. Sau 5 năm thực hiện NQT.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã làm thay đổi bộ mặt của xã.
Đồng chí Đinh Văn Khuyến, Chủ tịch UBND xã cho biết: Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo thực hiện sự hỗ trợ của UBND huyện và ngân sách xã cho chuyển giao tiến bộ khoa học. Đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị đất canh tác. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức KH-KT sản xuất nông nghiệp cho nông dân, tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ ở thôn; thực hiện tốt công tác đào tạo nghề. Hàng năm, UBND phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện, chỉ đạo cán bộ thú y, khuyến nông tổ chức các lớp chuyển giao KH-KT. Nhờ đó, sản lượng lương thực có hạt của xã tăng lên từ 3.453 tấn năm 2008 lên 3.608,8 tấn năm 2013. Ngoài cây chủ đạo là ngô, lúa, Tu Lý tập trung lãnh đạo phát triển trồng cây công nghiệp, trồng rừng như keo, luồng, xoan, bồ đề, sắn, mía đem lại thu nhập cho người dân. Hiện nay, xã đã quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp và bố trí dân cư thành các vùng sản xuất tập trung. Trong thời gian qua, xã trồng thử nghiệm một số loại cây mới cho hiệu quả kinh tế cao như cây mỡ, trám, sưa. Về chăn nuôi, hàng năm trên địa bàn xã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ giống vật nuôi như lợn sinh sản, bò cái vàng bản địa, bò lai shin, gà Mông, gà mía... Công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng được xã xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mang tính chiến lược trong công tác XĐ-GN một cách bền vững. Với các chương trình như 661,747, diện tích rừng trên địa bàn xã được khoanh nuôi bảo vệ không ngừng tăng lên. Hàng năm, xã thường xuyên tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng như: thành lập ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã và tổ phòng cháy, chữa cháy rừng các xóm.
Từ sự giúp đỡ của Nhà nước và nỗ lực của người dân, trong những năm gần đây, đời sống nhân dân trong xã không ngừng được nâng lên, năm 2008 mức thu nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/năm, đến nay, tăng lên 11,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 51,3% xuống còn 34%. Về kết cấu hạ tầng cơ sở, năm 2010, xã có 9/45,6 km cứng hóa, đến nay đạt 24/45,6 km cứng hóa. Xã có 3 tiêu chí là thủy lợi, điện, bưu điện đạt theo tiêu chí NTM. Công tác y tế giáo dục, CSSK cho nhân dân được nâng lên rõ rệt làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở xã Tu Lý.
Việt Lâm
(HBĐT) - Ngày 1/10, Sở KH&ĐT tổ chức hội nghị giao ban sản xuất xây dựng cơ bản (XDCB) 9 tháng năm 2013. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Công ty TNHH Minh Trung (Công ty Minh Trung) thành lập năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu và sản xuất - kinh doanh hàng nội địa, thu mua, chế biến, sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng nông sản trên phạm vi toàn quốc.
(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có diện tích đất tự nhiên 28.861 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 21.409 ha, chiếm 74,18%. Tuy nhiên, do đặc điểm về địa lý, địa hình, địa chất, địa tầng của vùng bán sơn địa nên việc giữ nước hết sức khó khăn mới mưa đã úng, đất bị rửa trôi, hết mưa đất lại trong tình trạng khô cứng, hạn hán. Điều này ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
(HBĐT) - Đoàn công tác Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh vừa tiến hành khảo sát chất lượng hàng hóa tại điểm chợ trung tâm cụm xã Phú Cường (Tân Lạc). Đây là chợ vùng cho các xã vùng cao, vùng sâu, xa của 2 huyện Tân Lạc và Mai Châu – nơi có hàng hóa phong phú và có đông bà con nhân dân các dân tộc đến họp chợ.
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, huyện Cao Phong đã thống kê có trên 40 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng doanh thu từ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh.
(HBĐT) - Cao Thắng là xã trung tâm cụm 7 xã vùng nam Lương Sơn có nhiều ưu thế để phát triển KT-XH. Đó là lợi thế về giao thông với 3 tuyến đường quan trọng là đường Hồ Chí Minh, QL 21 và đường 431 chạy qua. Trên địa bàn xã có chợ Bến - nơi giao thương buôn bán từ nhiều năm nay là cơ hội để phát triển kinh tế dịch vụ. Nhiều năm nay, tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, huyện, xã Cao Thắng đã xây dựng nghị quyết phát triển KT-XH nhằm khai thác hiệu quả những thế mạnh sẵn có, triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững.