Giống tẻ Thái được nhóm sản xuất giống xã Đông Bắc (Kim Bôi) đưa vào nghiên cứu được ưa chuộng trên thị trường cung ứng giống của tỉnh.

Giống tẻ Thái được nhóm sản xuất giống xã Đông Bắc (Kim Bôi) đưa vào nghiên cứu được ưa chuộng trên thị trường cung ứng giống của tỉnh.

(HBĐT) - Theo tiến sĩ Ngô Tiến Dũng, Cục phó Cục BVTV (Bộ NN & PTNT), giống lúa có vai trò quyết định năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình giống nông hộ do tổ chức OXPAM Đoàn kết Bỉ hỗ trợ với mục đích bảo tồn giống gen lúa đặc sản của địa phương, giảm chi phí và tạo điều kiện cho nông dân chủ động về giống, chủ động vụ mùa sản xuất.

 

Chương trình được thực hiện tại 3 huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, mỗi huyện có 3 xã tham gia gồm Quy Hậu, Thanh Hối, Phong Phú (Tân Lạc), Hợp Kim, Đông Bắc, Vĩnh Đồng (Kim Bôi), Văn Sơn, Tân Lập, Nhân Nghĩa (Lạc Sơn).

 

Từ năm 2008 đến nay, các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ Hội và nhóm nông dân được chú trọng. Cơ quan chuyên môn đã đào tạo kỹ thuật nghiên cứu đồng ruộng, chọn tạo, sản xuất giống lúa từ lai tạo giống, chọn dòng phân ly, phục tráng giống, khảo nghiệm và so sánh giống cho nông dân theo phương pháp hiện trường, tập huấn chuyên sâu cho nhóm nông dân nòng cốt về duy trì, mở rộng các nghiên cứu, phương pháp, kỹ năng tổ chức, duy trì hoạt động nhóm, tập huấn kiến thức, phương pháp, kỹ năng quản lý, điều hành, hạch toán kinh tế, marketing sản phẩm, kỹ năng bán hàng, khuyến nghị chính sách, vận động chính sách, tham gia thiết kế, điều hành các cuộc họp, toạ đàm, hội thảo theo phương pháp có sự tham gia.

 

Từ đó, nông dân thực hiện các nghiên cứu, lai tạo giống lúa. Cụ thể, các nhóm sản xuất giống đã lai tạo 14 cặp lai, chọn được 26 dòng triển vọng (dòng thuần) với diện tích 1,3 ha. Đồng thời đưa 37 giống vào khảo nghiệm và so sánh, đến nay chọn được một số giống như: VS10, VS23, tẻ Thái, BTH3, BGTH1, BTH2, F8, tẻ thơm... có năng suất bình quân 55 tạ/ha, tổng diện tích 8,5 ha, số lượng giống sản xuất 42,7 tấn. Bên cạnh đó, phục tráng 28 giống như HT9, MCP2, Quà Voòng, nếp cẩm, BHT2, BGTH1, BC15, Khang dân Q5, CR 203, nếp, Xi 26... trên tổng diện tích nghiên cứu 8,5 ha, sản xuất ra 330 tấn giống. Trong 5 năm, với tổng diện tích sản xuất 838 ha, các nhóm đã trao đổi 449 tấn giống, số giống tham gia nghiên cứu 43 giống, 57 dòng, trong đó, 12 giống được nông dân ưa thích, 16 dòng nông dân tiếp tục nghiên cứu, khoảng 35% nông dân trong tỉnh sử dụng giống lúa nông hộ, 60 - 65% nông dân tại 9 xã, 3 huyện dự án sử dụng giống lúa nông hộ. Cùng chung mục đích và sở thích, tại 9 xã của 3 huyện đã thành lập được 24 nhóm sản xuất giống nông hộ, mỗi nhóm có 30 thành viên. Điều đáng mừng là dựa trên các nhóm sản xuất giống nông hộ, tại xã Đông Bắc, Hợp Kim (Kim Bôi) và Phong Phú (Tân Lạc) đã thành lập được 3 HTX dịch vụ nông nghiệp.

 

Đồng chí Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch Hội ND tỉnh nhấn mạnh: Thông qua chương trình sản xuất giống nông hộ, nông dân tham gia nhóm sản xuất giống lúa được đào tạo kỹ thuật sản xuất giống, có điều kiện học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất giống với nông dân khác, qua các địa phương có kinh nghiệm tốt về sản xuất giống và hưởng một số hỗ trợ nguồn lực từ các bên liên quan. Đáng chú ý, giống lúa được khảo nghiệm tại địa phương nên phù hợp với chất đất, tiểu vùng khí hậu, có nhiều ưu điểm so với giống nhập như thời gian sinh trưởng ngắn, kỹ thuật thâm canh đơn giản, không cần nhiều thuốc BVTV, phân bón, năng suất không thua kém các giống khác, gạo ngon, khả năng kháng sâu bệnh tốt...

 

Sau 5 năm thực hiện, việc sản xuất giống nông hộ góp phần thay đổi tập quán sản xuất, giúp nông dân vùng dự án tiếp cận nhanh tiến bộ kỹ thuật, chủ động được giống có chất lượng và thích ứng điều kiện canh tác ở địa phương, góp phần lưu trữ, phát triển nguồn gen quý của các giống đặc sản địa phương, lưu truyền kinh nghiệm và văn hoá sản xuất lúa ở cộng đồng. Đồng thời, làm thay đổi nhận thức, thái độ của bà con trong phát triển nông nghiệp, linh hoạt, chủ động liên kết thành lập nên các nhóm nông dân có cùng sở thích sản xuất giống phục vụ cho cá nhân và cộng đồng. Với chi phí giống thấp, bà con có khả năng tiếp cận giống nông hộ tốt, giảm nguy cơ bỏ đất hoang do không tiếp cận giống ngoại giá cao.

 

 

                                                                        

                                                                               Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Quỹ tín dụng nhân dân phường Chăm Mát (TPHB) là loại hình kinh tế HTX hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - ngân hàng có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Khách hàng đến giao dịch tại quỹ. Ảnh: Đ.T
Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hộ gia đình ở xóm Hải Phong, xã Bắc Phong đầu tư vào trồng mía đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình bà Nguyễn Thị Thanh, khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) trồng 6.000 m2  cam lòng vàng, cam canh. Hiện nay, cam lòng vàng đang thu hoạch, ước thu về khoảng 400 triệu đồng.
Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) khẩn trương thu hoạch diện tích lúa mùa chính vụ, năng suất bình quân đạt trên 51 tạ/ha.

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

(Tiếp theo kỳ trước) Cử tri kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét, ban hành chính sách đặc thù để khuyến khích, hỗ trợ nuôi thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình.

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Dân Hạ - Độc Lập, tình trạng vốn chờ mặt bằng tiếp tục kéo dài

(HBĐT) - Từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, năm 2010, dự án cải tạo, nâng cấp đường Dân Hạ - Độc Lập (Kỳ Sơn) được khởi công xây dựng. Trong đó, nhánh 2 có chiều dài hơn 7 km, điểm đầu nối liền với QL6 và điểm cuối thuộc địa bàn xóm Cang (xã Độc Lập).

Ông Hà Văn Cương được bình chọn danh hiệu Nhà Nông Việt Nam xuất sắc năm 2013

(HBĐT) - Ngày 15/10, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Ban Tuyên Giáo Trung tương và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam với hợp tổ chức bình chọn và trao danh hiệu Nhà nông Việt Nam xuất sắc năm 2013. 62 nông dân tiêu biểu được lựa chọn từ 114 đề cử, bình chọn trong cả nước vinh dự được tôn vinh và trao danh hiệu Nhà nông Việt Nam xuất sắc năm 2013.

Lương Sơn: Năng suất lúa mùa giảm do ảnh hưởng mưa bão

(HBĐT) - Với diện tích lúa cấy vụ mùa 2.750 ha, huyện Lương Sơn là một trong 4 vựa lúa trọng yếu của tỉnh. Bà con nông dân nơi đây vừa kết thúc đợt cuối của vụ thu hoạch lúa mùa. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi, năng suất, sản lượng lúa toàn huyện vụ này sụt giảm đáng kể (ước đạt 44 tạ/ha) trong khi ở vụ cùng kỳ năm ngoái, năng suất lúa đạt trên 53 tạ/ha.

Tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản tới 45 nông, ngư hộ xã Suối Nánh

(HBĐT) - Chi cục Thủy sản vừa mở lớp tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản và các Nghị định hướng dẫn thi hành tại xã Suối Nánh (Đà Bắc) với sự tham dự của 45 nông, ngư hộ trên địa bàn.

Trung Thành hôm nay

(HBĐT) - Dù đường về xã Trung Thành (Đà Bắc) uốn lượn, quanh co, lắc lên lắc xuống nhưng cả cuộc hành trình không phải dừng lại đẩy xe đã là điều đáng mừng lắm rồi. Đó là cảm nhận của những người đã từng đến nơi đây. Ngồi nhấp chén chè Trung Thành “xịn” được hái từ những vườn chè ở xóm Thượng, Bay, Búa..., Chủ tịch UBND xã Lường Văn Xiên bày tỏ: Dẫu còn khó khăn nhưng xã Trung Thành đã đoàn kết, phấn đấu và phát huy tốt truyền thống của xã anh hùng LLVT nhân dân. 8 năm liên tục gần đây, Đảng bộ xã luôn được công nhận TCCS Đảng trong sạch, vững mạnh (8 chi bộ Đảng với 130 đảng viên); người dân đồng thuận chung tay xây dựng bản làng ngày càng phát triển...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục