3/6 xóm ở Trung Thành đã được đề nghị công nhận làng văn hoá.

3/6 xóm ở Trung Thành đã được đề nghị công nhận làng văn hoá.

(HBĐT) - Dù đường về xã Trung Thành (Đà Bắc) uốn lượn, quanh co, lắc lên lắc xuống nhưng cả cuộc hành trình không phải dừng lại đẩy xe đã là điều đáng mừng lắm rồi. Đó là cảm nhận của những người đã từng đến nơi đây. Ngồi nhấp chén chè Trung Thành “xịn” được hái từ những vườn chè ở xóm Thượng, Bay, Búa..., Chủ tịch UBND xã Lường Văn Xiên bày tỏ: Dẫu còn khó khăn nhưng xã Trung Thành đã đoàn kết, phấn đấu và phát huy tốt truyền thống của xã anh hùng LLVT nhân dân. 8 năm liên tục gần đây, Đảng bộ xã luôn được công nhận TCCS Đảng trong sạch, vững mạnh (8 chi bộ Đảng với 130 đảng viên); người dân đồng thuận chung tay xây dựng bản làng ngày càng phát triển...

 

Câu chuyện về xã Trung Thành và nhiều xã khác là điểm tựa của căn cứ cách mạng Mường Diềm trước và sau Cách mạng Tháng Tám luôn được người mọi người nhắc đến với sự trân trọng, tự hào. Từ những ngày gian khó đó, người dân Trung Thành đã một lòng đi theo cách mạng và góp sức vào xây dựng lực lượng cùng nhân dân trong vùng làm nên thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám ở châu lỵ Chợ Bờ, Suối rút và Mộc Châu (Sơn La). Trong sự đùm bọc của nhân dân, lực lượng cách mạng ở căn cứ Mường Diềm từng phá tan âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của Đảng đại việt duy tân khi định chọn nơi đây làm bàn đạp. Trong kháng chiến chống Pháp, lực lượng tự vệ của khu đã phát triển thành một tiểu đoàn bộ đội địa phương góp phần đập tan âm mưu lập “Sứ Mường tự trị” ở Hoà Bình của thực dân Pháp. Những năm tháng chống Mỹ cứu nước, tên tuổi của nhiều người con Trung Thành lại được nhắc đến với chiến công tổ dân quân bắn rơi máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái... Ngày nay, ngay tại hội trường UBND xã, bức ảnh đội dân quân bắn giặc lái năm nào và cờ đơn vị anh hùng LLVTND (phong tặng năm 2004) được treo trang trọng như điều cần được khơi gợi, nhắn nhủ trong bước phát triển KT-XH hôm nay. Khó khăn là điều dễ nhận thấy trong bước phát triển hôm nay (về trình độ dân trí, điều kiện để chuyển dịch cơ cấu KT, hạ tầng cơ sở...) nhưng cấp ủy, chính quyền và nhân nhân xã Trung Thành đã biết khơi dậy sức mạnh đáng kể đang có. Đó là sự đoàn kết, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và toàn dân; mối liên hệ của các cấp chính quyền, ngành, đoàn thể và toàn dân được gắn kết. Ý thức về tính cộng đồng trong phát triển được thúc đẩy (thông qua triển khai thực hiện Chương trình 135, xây dựng nông thôn mới, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"...). Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, người dân đã áp dụng tốt những tiến bộ của KH-KT vào thâm canh lúa, ngô. Hiện nay, trên phần diện tích 62,3 ha lúa, năng suất luôn đạt từ 65-70 tạ/ha, năng suất ngô cũng đạt được 60 tạ/ha (120 ha). Trong năm 2012 và năm 2013, sản lượng cây lương thực có hạt của xã đạt từ 1.300 -1.350 tấn/năm. Trong hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, vài năm gần đây,  khoảng 100 hộ dân (xã có 446 hộ, 1762 nhân khẩu) ở 4/6 xóm đã từng bước khôi phục thâm canh, phát triển cây chè (60 ha). Đó cũng là tín hiệu mừng khi người dân đang tiếp cận với sản xuất cây hàng hoá trong công cuộc xoá - đói giảm nghèo. Cùng với phát triển chăn nuôi (14.000 con gia súc, gia cầm) và đồi rừng (1088 ha rừng khoanh nuôi), đời sống kinh tế - xã hội của Trung Thành đã có những bước tiến mới. Từ năm 2010 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã luôn đạt trên 14%; mức thu nhập bình quân năm 2013 ước đạt 13 triệu đồng/người/năm. Đời sống văn hoá - xã hội của xã đã có nhiều đổi mới. Xã đã khơi dậy nét bản sắc văn hoá các dân tộc Tày, Mường... trong sinh hoạt cộng đồng. 6/6 xóm, bản đều trong hành trình phấn đấu đạt Làng văn hoá; hiện nay, 3/6 xóm đã và đang được ngành chức năng phê duyệt danh hiệu này. Sự nghiệp GD&ĐT, y tế đang có chuyển biến đáng kể về chất. 3 trường (MN, tiểu học, THCS) được quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ; phòng học kiên cố, bán kiên cố chiếm gần 90%. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đã tạo được nét mới trong chất lượng. Bác Lường Đức Chôm (TTHTCĐ xã) cho biết:  Năm học 2012-2013 (3 trường có 354 học sinh), xã đã có 3 học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp huyện là: em Chu Hương Giang (môn tiếng Việt lớp 5), Hà Thị Nghĩa và Lường Thị Hải Yến (môn ngữ văn). Đây là năm thứ 3 liên tiếp, xã có học sinh giỏi cấp huyện. Xã đang có nhiều giải pháp nhằm xây dựng xã hội học tập đạt hiệu quả cao hơn. Trong gian khó, các cấp uỷ, chính quyền và toàn dân đã thể hiện trong phát triển KT-XH hôm nay.

 

 

                                                                            Văn Tưởng

 

 

Các tin khác

Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí Thư Tỉnh ủy và đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen, cúp và vòng nguyệt quế cho các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2013.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các doanh nhân tỉnh ta tại Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2013.
Con giống 1 ngày tuổi được chi cục Thú y bàn giao cho hộ tham gia mô hình xã Đồng Tâm (Lạc Thủy).
Chủ tịch HĐQT Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình Vũ Duy Bổng nhận Cúp Thánh Gióng 2013.

VPBank Hòa Bình trao 2 giải đặc biệt trị giá 180 triệu đồng cho khách hàng trúng thưởng

(HBĐT) - Sáng 11/10, tại phòng Giao dịch Sông Đà (TP Hòa Bình), Chi nhánh NH VPBank tại Hòa Bình đã tổ chức trao giải thưởng đặc biệt cho 2 khách khách hàng may mắn trúng thưởng trong chương trình “Quà tặng tri ân – Thay lời cảm ơn”. Tham dự có đại diện lãnh đạo NH Nhà nước tỉnh, Giám đốc vùng trung du phía Bắc của VPBank.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả từ mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI)

(HBĐT) - Vụ mùa vừa qua, trạm KN-KL huyện Lương Sơn đã thực hiện mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại 18 xã của huyện. Mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, từng bước cải tiến tập quán canh tác lúa truyền thống của nông dân địa phương.

Đề nghị mở rộng mô hình chăn nuôi vịt bầu Bến tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 10/10, tại xã Hợp Thanh, phòng NN & PTNT huyện Lương Sơn phối hợp với Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi tổ chức tổng kết mô hình vịt bầu Bến tại 3 xã vùng Nam Lương Sơn (Cao Dương, Cao Thắng, Hợp Thanh).

Diện mạo mới trong xây dựng nông thôn ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Trong xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH, huyện Tân Lạc đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược, là cơ sở và lực lượng quan trọng tạo sự phát triển bền vững. Với diện tích tự nhiên lớn, có nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau, huyện đã quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng với đa dạng các sản phẩm hàng hóa. Đồng thời quan tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; huy động nguồn lực tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH. Nhờ đó, nông nghiệp, nông thôn của huyện từng bước được đổi mới. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cải thiện.

Đẩy mạnh sản xuất vụ đông

(HBĐT) - Chiều 7/10, Sở NN&PTNT đã tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá kết quả công tác 9 tháng năm 2013 của ngành NN&PTNT. Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì cuộc họp.

Xã Nhuận Trạch (Lương Sơn): Chú trọng hỗ trợ phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Nhuận Trạch (Lương Sơn) là xã điểm của tỉnh trong chương trình MTQG xây dựng NTM. Sau gần 3 năm triển khai chương trình, đến nay, xã đạt 11 tiêu chí bao gồm các tiêu chí về quy hoạch, hệ thống điện, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, giáo dục, y tế, văn hóa, hệ thống tổ chức CT-XH và an ninh trật tự xã hội. Như vậy, trong nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất, xã Nhuận Trạch đã đạt 2 tiêu chí - tiêu chí số 10 về thu nhập bình quân đầu người/năm và tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo; 2 tiêu chí chưa đạt là cơ cấu lao động và hình thức tổ chức sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục