Nhờ được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hộ chăn nuôi lợn xã Cao Sơn (Đà Bắc) nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
(HBĐT) - Có một thực tế khó khăn lâu nay ở huyện vùng cao Đà Bắc là mặt bằng dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa thuận lợi, nhất là tập quán canh tác của đồng bào nơi đây còn chậm được khắc phục, hạn chế trong phát triển sản xuất hàng hóa, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh đất đai. Theo đồng chí Hoàng Minh Phương, Phó Chủ tịch Hội ND huyện, góp phần giải quyết tận gốc vấn đề trên, Hội đã và đang tăng cường công tác dạy nghề, hỗ trợ, giúp nông dân nâng cao kiến thức KH-KT, thúc đẩy phong trào thi đua lao động, SX-KD giỏi trong toàn Hội.
Từ năm 2010 đến nay, Hội đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân, trường CĐ Bắc Bộ - Xuân Mai, LĐLĐ tỉnh mở 1 lớp trung cấp nông nghiệp cho 52 hội viên nông dân, 3 lớp nghề hàn, 1 lớp may công nghiệp có sự tham gia của 125 hội viên. Bên cạnh đó phối hợp với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức 10 lớp tập huấn về cách sử dụng phâm bón cho 560 hội viên tại 10 xã. Ngoài ra còn tích cực tuyên truyền và hỗ trợ nông dân đổi mũ bảo hiểm cũ, kém chất lượng lấy mũ bảo hiểm mới đảm bảo chất lượng, đúng quy chuẩn với số lượng đã đổi gần 2.000 chiếc.
Kiện toàn tổ vay vốn tín dụng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, toàn huyện có 91 tổ với 1.039 hộ vay vốn, tổng dư nợ đạt trên 21 tỷ đồng. Hội Nông dân huyện duy trì hoạt động ủy thác Ngân hàng CS-XH gồm 62 tổ với 2.248 hộ vay vốn, tổng dư nợ gần 40 tỷ đồng. Ngoài ra, nông dân trên địa bàn còn được hỗ trợ lãi suất mua 36 máy nông nghiệp phục vụ sản xuất trị giá hơn 40 triệu đồng tại Ngân hàng No&PTNT huyện.
Trong hơn 3 năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân T.Ư Hội ND Việt Nam, huyện đã triển khai dự án chăn nuôi trâu, bò sinh sản tại thị trấn Đà Bắc với tổng vốn 100 triệu đồng, có 10 hộ được vay. Tại xã Mường Chiềng cũng triển khai dự án chăn nuôi trâu, bò sinh sản với tổng vốn 480 triệu đồng cho 16 hộ vay. Từ dự án phát triển bền vững an ninh lương thực đã có 60 hộ được vay vốn với tổng nguồn vốn hàng trăm triệu đồng. Vận động hội viên xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân, đến nay, toàn hội đã có hàng chục hộ hội viên khó khăn được vay vốn từ quỹ với trị giá trên 16 triệu đồng. Các nguồn vốn vay được hội viên nông dân sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả trong SX-KD.
Đặc biệt, thực hiện dự án phát triển cộng đồng và dự án thêm cây với sự hỗ trợ của tổ chức ADDA đã mở được 66 lớp IPM huấn luyện nông dân kỹ thuật trên cây ngô, sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ cho gần 2.000 hội viên, mở 4 lớp về kỹ thuật chăn nuôi, trồng rừng, ủ phân vi sinh cho 60 hội viên. Trong khuôn khổ dự án, toàn huyện thành lập 68 nhóm nông dân cùng sở thích với 1.020 thành viên.
Thông qua công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện đạt được kết quả đáng khích lệ. Nông dân các xã, thị trấn đã đưa nhiều giống cây, con có giá trị kinh tế vào sản xuất, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập kinh tế hộ làm nông nghiệp. Phong trào SX-KD giỏi dấy lên trong các cấp Hội, trong đó có 1 điển hình hộ đạt SX-KD giỏi cấp T.Ư, 64 hộ đạt giỏi cấp tỉnh, 217 hộ đạt giỏi cấp huyện và 2.144 hộ đạt giỏi cấp xã. Tiêu biểu các hộ có thu nhập bình quân từ 15-40 triệu đồng/người/ năm là các ông: Nguyễn Huy Dụ ở xã Hào Lý, Định Quang Nhậm ở thị trấn Đà Bắc, Lường Văn Nam ở xã Đồng Ruộng, Lường Văn Sương ở xã Đồng Chum, bà Nguyễn Thị Hoan ở xã Tu Lý.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 16/10, Chi nhánh NHNN tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định 41/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn (NN- NT) trên địa bàn.
(HBĐT) - Theo tiến sĩ Ngô Tiến Dũng, Cục phó Cục BVTV (Bộ NN & PTNT), giống lúa có vai trò quyết định năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình giống nông hộ do tổ chức OXPAM Đoàn kết Bỉ hỗ trợ với mục đích bảo tồn giống gen lúa đặc sản của địa phương, giảm chi phí và tạo điều kiện cho nông dân chủ động về giống, chủ động vụ mùa sản xuất.
(HBĐT) - Ngày 18/12/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 409-CT thành lập Hội đồng lâm thời các DN ngoài quốc doanh. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, ngày 16/10/1993, UBND tỉnh đã có Quyết định số 469/QĐ-UB về việc thành lập Hội đồng lâm thời các DN ngoài quốc doanh tỉnh. Đó là ngày tryền thống của Liên minh HTX tỉnh ngày nay.
(HBĐT) - Trong những năm qua, hoạt động của hệ thống NHCSXH đã đóng góp tích cực trong SXNN, nông thôn tỉnh ta. Tăng trưởng kinh tế ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt từ 3,8-4%/năm, chiếm 30-35% trong cơ cấu kinh tế chung của toàn tỉnh.
(HBĐT) - Cao Phong đang bước vào mùa thu cam. Thương lái muôn nơi bắt đầu tìm đến các hộ trồng cam để “nhập hàng”. Dọc QL 6, đoạn qua thị trấn Cao Phong, cam được bày bán ngăn nắp, khách mua cam dập dìu. Thương hiệu tiếp tục được khẳng định, cam Cao Phong tự tin bước vào thị trường. Vụ này, cam tiếp tục được mùa, được giá. Hiện nay, dân trồng cam đang tập trung thu hoạch cam lòng vàng.
(HBĐT) - Đến cuối tháng 10, toàn tỉnh sẽ kết thúc thu hoạch lúa vụ mùa và đầu tháng 11 sẽ cơ bản thu hoạch các loại cây màu vụ hè - thu. Theo báo cáo nhanh của các huyện, thành phố, đến thời điểm này, các loại cây trồng đều cho năng suất và sản lượng tốt. Vì vậy, dự kiến đến cuối kỳ thu hoạch, tổng sản lượng các loại cây trồng vụ mùa, hè - thu năm nay sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tỉnh ta tiếp tục có một vụ sản xuất thắng lợi trên nhiều phương diện.