Gia đình ông Bùi Trọng Quyết, xóm Rỵ, xã Phú Thành cải tạo vườn đồi trồng được hơn 1ha diện tích cam Canh và bưởi Diễn. Ảnh: HH

Gia đình ông Bùi Trọng Quyết, xóm Rỵ, xã Phú Thành cải tạo vườn đồi trồng được hơn 1ha diện tích cam Canh và bưởi Diễn. Ảnh: HH

(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Lạc Thủy đã trú trọng triển khai mở rộng cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao, trong đó, cây cam được đánh giá ngày càng phát triển cả về số và chất lượng. Hiệu quả từ việc trồng cam tại Lạc Thủy hiện nay đang được xem là hướng phát triển kinh tế đem lại thu nhập cao cho người sản xuất, đồng thời, tạo ra vùng sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh trên thị trường.

 

Theo đánh giá của huyện Lạc Thủy, hơn 30 năm qua, cây cam  là một trong những cây ăn quả tương đối phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của huyện. Sự thích nghi của cây cam được biểu hiện ở một số đặc trưng như cây sinh trưởng và phát triển mạnh, ít sâu bệnh, quả to, mã đẹp, hương vị thơm ngon, sản lượng cao và tương đối ổn định. Chính vì vậy, trong những năm qua, huyện Lạc Thủy đã tập trung chỉ đạo, định hướng bằng lập riêng đề án cũng như dành nhiều nguồn lực hỗ trợ trực tiếp nhằm mở rộng vùng trồng cây cam.

 

Theo đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy, kể từ khi huyện Lạc Thủy chính thức thực hiện dự án mở rộng trồng cây cam, đến nay, toàn huyện đã trồng được thêm trên 70 ha cam chất lượng cao bao gồm cây cam Vinh (V1 và V2), cam đường Canh. Tổng thực hiện dự án đầu tư hỗ trợ cho thực hiện mở rộng trồng cây cam của huyện tính đến năm 2013 gần 1,6 tỷ đồng.

 

Diện tích trồng cam tại Lạc Thủy nằm trong đề án được thực hiện từ năm 2008 – 2009 hiện đã cho thu hoạch quả với hiệu quả kinh tế nổi trội so với các loại cây ăn quả khác. Tính bình quân, năm 2012, cây cam tại Lạc Thủy cho thu nhập đạt 215,5 triệu đồng/ ha, cá biệt có những hộ có thu nhập đến 500 triệu đồng/ha (đã trừ chi phí). Điển hình cho việc mở rộng diện tích trồng cam cũng như thu nhập cao phải phải nói đến nhiều hộ thuộc đội 2, đội 6 hay như hộ ông Đặng Văn Bình, xã Liên Hòa, Đỗ Văn Tuyển, xã Cố Nghĩa, Bùi Trọng Quyết, xã Phú Thành... Tính chung, thu nhập các hộ nằm trong thực hiện dự án đến thời điểm hiện tại đạt khoảng 11,5 tỷ đồng.

 

Nhìn chung, trong mấy năm phát triển đề án định hướng nhân dân tích cực đầu tư mở rộng vùng cam, dự án đã khẳng định được hiệu quả kinh tế rõ rệt và được thể hiện ở các khía cạnh như góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa có thu nhập cao, giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động tại địa phương; tạo sản phẩm có chất lượng cao phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn huyện và cung cấp sản phẩm cho các thị trường trong, ngoài tỉnh và thành phố Hà Nội…

 

Tuy nhiên, cũng theo đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, trong quá trình phát triển mở rộng vùng trồng cam tại Lạc Thủy cũng có nhiều mặt tồn tại,  hạn chế. Cụ thể, quỹ đất trồng cam cho các xã vùng dự án vẫn còn nhưng tỷ lệ những hộ dân có điều kiện kinh tế tham gia dự án thấp. Vấn đề quy hoạch vùng trồng cam tại các xã có thể nói đến nay vẫn chưa có vùng trồng tập trung. Do vậy, việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các hộ trồng cam còn chậm, ảnh hưởng đến quản lý dịch hại. Mặt khác, một số hộ dân tham gia mô hình không tuân thủ theo quy trình kỹ thuật đã đề ra, có hộ kỹ thuật kém nên cây cam trồng phát triển không đồng đều….

 

Trong dự án phát triển cây cam, phấn đấu đến năm 2015, huyện Lạc Thủy sẽ hỗ trợ trồng mới khoảng 150 ha cây cam, trong đó có 15 ha đại trà, tổng kinh phí hoàn thành kế hoạch vào khoảng trên 2,6 tỷ đồng.  Để đảm bảo việc mở rộng trồng cam đạt hiệu quả theo yêu cầu của dự án, phòng NN&PTNT huyện đã chính thức có văn bản đề nghị huyện quan tâm hơn nữa về cơ chế chính sách hỗ trợ người trồng cam. Đồng thời, xây dựng mô hình nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm cũng như nâng cao hiệu quả, thu nhập cho người trồng cam.

 

Cụ thể, huyện Lạc Thủy cần tập trung chuyển giao tiến bộ KH – KT trồng, thâm canh, quản lý dịch hại tổng hợp như phân bón, cách bón phân tối ưu; sử dụng thuốc BVTV theo hướng an toàn, hiệu quả cũng như xử lý ra hoa của cây cam…Mặt khác cần xây dựng mô hình sản xuất cây cam theo hướng VIETGAP, tạo sản phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo cho cây cam Lạc Thủy về lâu dài luôn đảm bảo chất lượng, năng suất cao, khẳng định thương hiệu trên thị trường, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cơ cấu kinh tế địa phương.

 

                                                                           

                                                                  Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác

Xã Dũng Phong là xã đầu tiên của huyện Cao Phong hoàn thành tiêu chí số 18 về  xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Ảnh: Xã Dũng Phong tập trung hoàn thiện các công trình xây dựng trên địa bàn.
Không có hình ảnh
Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nông dân xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) đầu tư vào trồng màu đem lại hiệu quả kinh tế, ổn định đời sống.
Cây mía là cây chủ lực trong XĐ-GN cho các hộ dân trên địa bàn xã Dũng Phong (Cao Phong).

Thành phố Hòa Bình giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,84%

(HBĐT) - Theo thông tin từ Phòng LĐ-TB&XH TPHB, tính đến hết tháng 9, thành phố còn 440 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,84%, 343 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,44%. Thời gian qua, nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, chương trình XĐ-GN của thành phố đã từng bước đi vào chiều sâu.

Đầu tư trên 14,6 tỉ đồng xây dựng công trình kè chống sạt lở dọc bờ sông Đà tại xã Yên Mông

(HBĐT) - Chiều 23/10, tại xã Yên Mông, TPHB, BQL dự án XDCB ngành NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai thi công xây dựng công trình kè chống sạt lở dọc bờ sông Đà tại xã Yên Mông giai đoạn 2, hạng mục đoạn kè từ cọc C390-C465.

Người phụ nữ dám nghĩ, dám làm ở Cao Phong

(HBĐT) - Nói đến trồng cam ai cũng thèm bởi có 1-2 ha thu được hàng tỷ đồng. Nhưng nói đến đầu tư, ai cũng ngán bởi ngoài đầu tư công sức còn bỏ rất nhiều tiền vào đó mới cho thu nhập. Do vậy, không phải ai cũng dám trồng cam. Nhưng với chị Hoàng Thị Lư ở khu 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) một người mạnh dạn dám nghĩ, dám làm đã trở thành tỷ phú trồng cam ở đất Cao Phong.

Công ty xổ số kiến thiết Hòa Bình 9 tháng doanh thu ước đạt 30 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong 9 tháng, Công ty TNHH Một thành viên xổ số kiến thiết Hòa Bình ước đạt doanh thu khoảng 30 tỷ đồng, bằng 119% so cùng kỳ, tăng trên 124% so kế hoạch.

9 tháng, cấp giấy chứng nhân đầu tư cho 16 dự án

(HBĐT) - Theo Sở KH-ĐT, trong 9 tháng năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã có 16 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 2.340 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2012, số dự án bằng 55%, vốn đầu tư đăng ký bằng 66%. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 389 dự án, trong đó 24 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 398,2 triệu USD và 365 dự án trong nước với tổng số đầu tư đăng ký khoảng 47.543 tỷ đồng.

Cựu chiến binh xã Yên Quang chủ động tìm hướng phát triển kinh tế

(HBĐT) - Là những người lính trở về sau cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường với giặc ngoại xâm dành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc, những CCB xã Yên Quang (Kỳ Sơn) ngày nay luôn giữ vững và phát huy truyền thống “bộ đội Cụ Hồ” gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào của Hội, đặc biệt là nêu gương sáng trong phát triển kinh tế, dạy bảo con cháu cách làm ăn để xây dựng cuộc sống ấm no.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục