(HBĐT) - Là những người lính trở về sau cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường với giặc ngoại xâm dành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc, những CCB xã Yên Quang (Kỳ Sơn) ngày nay luôn giữ vững và phát huy truyền thống “bộ đội Cụ Hồ” gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào của Hội, đặc biệt là nêu gương sáng trong phát triển kinh tế, dạy bảo con cháu cách làm ăn để xây dựng cuộc sống ấm no.
Vợ chồng CCB Đinh Văn Lê và Nguyễn Thị Vân ở xóm Chằm Cun, xã Yên Quang là những hội viên tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình. Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng giờ đây, ông bà đã có một cơ ngơi khang trang với mô hình phát triển kinh tế với nguồn thu gần 200 triệu đồng/năm. Tận dụng lợi thế đồi rừng, ông bà đã nhận 10 ha đất đồi để đầu tư trồng keo, trồng luồng, tre Bát Độ lấy măng. Gần nhà có bãi chăn thả, ông bà đầu tư chăn nuôi bò, dê. Mới đầu, gia đình ông chỉ nuôi 14 con dê, do chưa có kinh nghiệm, nên những năm đầu dê bị chết nhiều. Không nản lòng, ông tích cực học hỏi kỹ thuật chăn nuôi qua sách báo nên có những lúc đàn dê nhà ông lên đến 100 con. ông Đinh Văn Lê cho biết: Chăn nuôi dê không chỉ phù hợp với lứa tuổi của ông mà hiệu quả đem lại cao, mỗi 1kg dê hiện nay có giá 120.000 đồng/kg, trong khi đó, một năm, gia đình ông xuất bán bình quân được khoảng 4 tạ dê, trừ chi phí, gia đình ông thu gần 50 triệu đồng.
Đến thăm gia đình CCB Đinh văn Hùng ở xóm Chằm Cun khi gia đình ông vừa thu hoạch được trên 1 tạ măng Bát Độ và măng luồng. Đây là loại cây trồng không chỉ được gia đình ông lựa chọn mà nhiều hộ gia đình trong xóm đưa vào trồng từ nhiều năm nay. Trồng keo là cây trồng kinh tế nhưng phải đến 7 năm mới cho thu hoạch. Vì vậy, tạo thêm nguồn thu nhập thường xuyên, gia đình CCB Đinh Văn Hùng đã trồng xen tre Bát Độ và luồng trên diện tích rừng để lấy măng. Măng được gia đình thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8, cứ 5 ngày thu 1 lứa, mỗi lứa được hơn 1 tạ măng với giá 6.000 đồng/kg, mỗi lứa ông cũng được thu gần 1 triệu đồng.
Cùng với gia đình CCB Đinh Văn Lê và Đinh Văn Hùng, nhiều hội viên CCB ở xã Yên Quang cũng chọn hướng phát triển kinh tế từ trồng rừng và chăn nuôi. Do vậy, đến nay, toàn Hội đã có trên 200 ha rừng, 200 con trâu, bò, 500 con dê và khoảng 2.000 con gia cầm. Ngoài ra, một số hội viên còn phát triển kinh tế từ các ngành nghề, dịch vụ khác. Nhận thấy phát triển kinh tế của hội viên có hiệu quả, Hội CCB xã đã đứng ra nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện vay 1.650 triệu đồng cho hội viên phát triển kinh tế, đồng thời duy trì việc xây dựng quỹ Hội để giúp đỡ hội viên nghèo với mức bình quân 350.000 đồng/hội viên.
Nhờ chủ động trong tìm hướng đi phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế, đến nay, nhiều hội viên CCB ở xã Yên Quang đã xây dựng được mô hình chăn nuôi nhỏ và vừa. Trong đó có khoảng 1/4 gia đình hội viên có mức sống khá, giàu, hộ hội viên nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 0,63%.
Nguyễn Phượng
(Đài TT-TH Kỳ Sơn)
(HBĐT) - Trong khuôn khổ chương trình tiếp sức, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, Trung tâm hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn T.Ư Đoàn đã hỗ trợ 3 vạn cá rô phi đơn tính giống cho 10 hộ gia đình đoàn viên phát triển nuôi thủy sản tại xã Ngọc Lương (Yên Thủy).
(HBĐT) - Theo thống kê của phòng NN & PTNT huyện Cao Phong, trên địa bàn huyện có khoảng trên 90 ha mặt nước có thể tận dụng và phát triển nghề nuôi thủy sản. Trong khi tại nhiều xã nuôi cá trong ao, hồ, đập nhỏ nhằm cải thiện kinh tế hộ, nghề nuôi cá lồng tập trung ở xã Bình Thanh, Thung Nai nhờ lợi thế mặt nước vùng hồ sông Đà.
(HBĐT) - Nghề nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà hiện nay là thế mạnh đang được nhân dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) khai thác, phát huy. Tính đến tháng 9, trên địa bàn xã đã phát triển 179 lồng cá nuôi, tập trung ở các xóm Mơ, Dưng. Doi, Ké.
(HBĐT) - Theo Sở GT-VT, từ đầu năm đến nay, công tác quản lý phương tiện, chất lượng kiểm định ngày càng được nâng cao, tạo lòng tin của khách hàng, không có tai nạn xảy ra do lỗi kỹ thuật của xe đã qua kiểm định.
(HBĐT) - Trong 9 tháng qua, ngành Thuế Hòa Bình cũng đã thực hiện gia hạn nộp thuế GTGT tháng 1,2,3 năm 2013 với số tiền 22.958 triệu đồng; gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý II, III năm 2013 với số tiền 552 triệu đồng.
(HBĐT) - “Còn không ít dự án đầu tư hoàn thành không đúng tiến độ phải kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng, chất lượng tư vấn khảo sát, thiết kế thấp dẫn đến phải bổ sung khối lượng, thay đổi quy mô, tổng mức đầu tư...” - Đó là nội dung đã được Chủ tịch UBND tỉnh đề cập trong Chỉ thị số 11/CT-UBND về tăng cường trách nhiệm trong quản lý đầu tư từ nguồn NSNN và nguồn TPCP.