Ông Trần Văn Hùng, xóm Tân Hương, xã Thanh Hối (Tân Lạc) trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh cho thu nhập cao.
(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang có sự dịch chuyển khá mạnh mẽ theo hướng SXHH. Ngày càng xuất hiện những mô hình sản xuất hiệu quả có sức lan tỏa tại nhiều địa phương trong tỉnh.
Vụ nhãn năm nay, Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy (Kim Bôi) Bùi Văn Lực tiếp tục thắng lớn. Năng suất cả vườn nhãn khoảng hơn 1 ha thu khoảng 30 tấn, giá bán 25.000 đồng/kg, đạt doanh thu 700 triệu đồng.
Anh Thủy là người tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thành công đưa cây nhãn vào đồng đất Sơn Thủy. Từ chỗ cả xã chỉ có vài ha nhãn giờ đã phát triển hơn 50 ha. Tính ra thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng/ha. Thực tế, cây nhãn đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho nhiều hộ gia đình trong xã. Huyện Kim Bôi đang triển khai kế hoạch phát triển vùng SXHH theo đặc thù từng vùng.
Huyện thuần nông Tân Lạc cũng hình thành vùng SXHH. Đó vùng sản xuất mía tại các xã Phong Phú, Mỹ Hòa; vùng trồng su su ở các xã vùng cao... Đặc biệt, bước đầu hình thành vùng sản xuất bưởi tại các xã dọc QL 12 B như Thanh Hối, Tử Nê, Đông Lai, Ngọc Mỹ. ông Trần Văn Hùng, xóm Tân Hương, xã Thanh Hối là người trồng bưởi lâu năm. Vườn nhà ông rộng khoảng 5.000 m2, trồng khoảng 145 gốc bưởi, thu đều đặn hàng trăm triệu đồng/năm. Năm nay, bưởi nhà ông Hùng tiếp tục được mùa, vài trăm quả/gốc, chất lượng ngon, khách hàng Hà Nội đến đặt tại vườn giá đổ đồng 25.000 đồng/quả, như vậy ông thu 4-5 triệu đồng/cây. Xã Thanh Hối đang hình thành phong trào chuyển đổi cơ cấu, trồng bưởi với diện tích ước tính khoảng 20 ha. Cả huyện Tân Lạc đã phát triển được 60 ha bưởi đỏ, bưởi da xanh. Huyện đang triển khai đề án phát triển cây bưởi đỏ, bưởi da xanh, chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ chuyển giao KH-KT cho người dân, thực hiện các tiêu chuẩn sản xuất an toàn và bền vững. Đối với huyện Cao Phong - nơi được coi là vùng SXHH đã thành công với hai loại cây chủ lực là mía và cam. Toàn huyện có gần 2.500 ha mía các loại, 900 ha cây có múi. Đối với cây cam cho hiệu quả kinh tế cao mà nhiều tỉnh, thành khác mơ ước. Thực tế thu nhập xấp xỉ 600-800 triệu đồng/ha. Vụ cam năm nay, Cao Phong dự tính sản lượng khoảng 16.000 tấn, người trồng cam thu về hàng chục tỷ đồng. Nếu tính doanh thu từ SXNN, thị trấn Cao Phong có số hộ gia đình doanh thu tiền tỷ cao nhất tỉnh.
Hiện nay, các huyện, thành phố đang chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng - vật nuôi, phát triển theo hướng hàng hóa tập trung cho hiệu quả kinh tế khá cao. Vùng trồng rừng sản xuất ở Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc; vùng sản xuất ngô tại Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Yên Thủy; vùng cam ở Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng mía ở Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Kỳ Sơn; vùng sản xuất rau an toàn ở Lương Sơn, Kỳ Sơn, TPHB. Theo Sở NN&PTNT, tỉnh có cơ hội lớn để phát triển các vùng SXHH, thực phẩm sạch cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hiện, tỉnh đã quy hoạch các vùng sản xuất cây, con theo hướng SXHH tập trung, khuyến khích người dân ứng dụng KH-CN mới và thân thiện với môi trường để sản xuất bền vững, đáp ứng nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng. UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT và các ngành chức năng xây dựng một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển vùng nông sản hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2013-2018. Theo đó sẽ xem xét hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất các loại cây trồng một số cây có múi như cam, quýt, bưởi và một số loại cây tỏi tía, su su, rau an toàn thuộc vùng SXHH tập trung trong quy hoạch hoặc kế hoạch trồng trọt được UBND cấp tỉnh và huyện phê duyệt. Như vậy, khi cơ chế, chính sách này đi vào cuộc sống sẽ tạo cú hích để xây dựng vùng SXHH của tỉnh.
Lê Chung
(HBĐT) - Sau 3 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến nay, huyện Cao Phong đã cơ bản hoàn thành một số tiêu chí như quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch, cơ sở vật chất văn hóa... Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số tiêu chí khó đạt đang được huyện tập trung thực hiện, trong đó có tiêu chí xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh.
(HBĐT) - Theo Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 so với tháng trước tăng 0,67%. Trong số 11 nhóm hàng hóa, có 4 nhóm giữ giá ổn định, 6 nhóm tăng và 1 nhóm có biến động giảm.
(HBĐT) - 10 năm qua (2003-2013), NHCSXH huyện Yên Thuỷ đã trở thành người bạn thân thiết, là chỗ dựa tin cậy của người nghèo trong huyện. Đối với nhiều người, dẫu đồng vốn vay còn ít ỏi nhưng đã trở thành cứu cánh giúp họ những lúc khó khăn, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương, công tác XĐ-GN trên địa bàn tỉnh từng bước có những chuyển biến tích cực. Việc đẩy mạnh công tác XĐ-GN đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân tại nhiều địa phương. Các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã đến với người nghèo và phát huy tác dụng to lớn.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Phòng LĐ-TB&XH TPHB, tính đến hết tháng 9, thành phố còn 440 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,84%, 343 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,44%. Thời gian qua, nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, chương trình XĐ-GN của thành phố đã từng bước đi vào chiều sâu.
(HBĐT) - Chiều 23/10, tại xã Yên Mông, TPHB, BQL dự án XDCB ngành NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai thi công xây dựng công trình kè chống sạt lở dọc bờ sông Đà tại xã Yên Mông giai đoạn 2, hạng mục đoạn kè từ cọc C390-C465.