Gia đình ông Nguyễn Đức Hải ở xóm Chùa, xã Thống Nhất (TPHB) tham gia mô hình nuôi hươu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Nguyễn Đức Hải ở xóm Chùa, xã Thống Nhất (TPHB) tham gia mô hình nuôi hươu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH - KT vào sản xuất, trong những năm qua, Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế thành phố Hoà Bình đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ cuối năm 2011, Trung tâm thực hiện mô hình nuôi hươu lấy nhung và hươu sinh sản trên địa bàn xã Thống Nhất. Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình bước đầu đã đem lại thu nhập cho các hộ tham gia.

 

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn Đức Hải ở xóm Chùa, xã Thống Nhất. Gia đình ông là một trong 3 hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi hươu trên địa bàn xã. Ông Hải cho biết: Trước đây, gia đình cũng chăn nuôi lợn thả vườn. Song công việc chăn nuôi lợn vất vả, giá  thức ăn tăng cao mà giá bán, đầu ra không ổn định nên ông quyết tâm chuyển đổi sang nuôi hươu. Khi biết thành phố có mô hình nuôi hươu mới, ông mừng lắm và tự nguyện đăng ký tham gia. Khi tham gia mô hình, ông cùng các hộ khác được đi thăm quan học tập thực tế ở Nho Quan (Ninh Bình). Ngoài ra, ông còn đi thăm quan thêm các mô hình khác ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Sau khi đi thăm quan, học hỏi, từ đầu năm 2012, gia đình ông đầu tư mua 1 con hươu đực, 5 con hươu cái ở trại giống Ba Vì (Hà Nội) về nuôi. Theo ông Hải, để thấy được hiệu quả nuôi hươu đực lấy nhung ngay từ ban đầu, gia đình ông mua hươu đực trưởng thành với tiền vốn 42 triệu đồng, 5 con cái 100 triệu đồng. Trong tổng số vốn đầu tư giống, thức ăn, thuốc thú y, Nhà nước hỗ trợ 70%. Đến nay, hươu đực đã cắt nhung được 2 lần. Lần đầu được 5 lạng, lần thứ 2 được 7 lạng. Nhung hươu cắt ra không đủ cung cấp cho thị trường. Với giá bán từ 2,5- 3 triệu đồng/lạng, một lần cắt, riêng tiền nhung, gia đình ông cũng thu về trên 10 triệu đồng. Hươu cái đã đẻ được thêm 2 con, 3 con đang chửa. Mỗi con hươu con đẻ ra, gia đình ông lại có thêm 15 triệu đồng. ông Hải khẳng định: Đúng là không có con gì dễ nuôi như hươu. Hệ thống chuồng trại đầu tư đơn giản, hươu có khả năng kháng bệnh cao, không tốn nhiều công chăm sóc. Nguồn thức ăn cho hươu rất phong phú, từ các loại lá cây, giống cỏ có tại chỗ và các phế phẩm nông nghiệp, đến lá xoan đắng vậy mà hươu cũng ăn. Hàng ngày, ông Hải cũng mang tải đi cắt cỏ, lá cây dọc khu vực thành phố cho hươu ăn. Trung bình mỗi ngày 1 con hươu ăn khoảng 6 kg cỏ, lá cây. Vì thế, chi phí cho thức ăn thấp, hiệu quả đem lại khá cao. Hươu chỉ cần bồi dưỡng bổ sung chất tinh bột thời kỳ hươu đực nuôi nhung, hươu cái thời kỳ sinh sản. Mỗi năm, hươu cái sinh sản 1 lần. Mùa xuân là thời kỳ thu hoạch nhung hươu. Nếu đầu tư chăm sóc tốt, hươu đực cho cắt nhung 2 lần/năm. Trong thời gian tới, ông Hải sẽ tiếp tục nhân giống để mở rộng mô hình nuôi hươu của gia đình.

 

Ông Đinh Xuân Hình, Giám đốc Trung tâm Khuyến khích kinh tế thành phố Hoà Bình cho biết: Không chỉ có gia đình ông Nguyễn Đức Hải, tham gia mô hình còn có gia đình ông Nguyễn Thế Cải, xóm Chùa và Nguyễn Xuân Trường, xóm Tân Sinh. Cùng với vốn đối ứng của các hộ tham gia, tổng số vốn hỗ trợ của mô hình trên 130 triệu đồng. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay, gia đình ông Trường có 6 con, trong đó có 2 con đực, 4 con cái. Gia đình ông Cải có 1 cặp hươu, hiện con cái đang chửa. Theo đánh giá, mô hình phù hợp với điều kiện và đem lại hiệu quả rất tốt. Hầu hết các hộ nuôi hươu đều đã thu được hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nghề nuôi hươu còn khá mới mẻ đối với người dân trên địa bàn. Để nhân rộng mô hình là việc làm không dễ vì tiền mua con giống khá lớn không phải hộ nào cũng dám mạnh dạn đầu tư khi không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, để nghề nuôi hươu phát triển theo hướng bền vững cần có chủ trương tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi để đàn hươu sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh, sinh sản tốt, số lượng nhung hươu ổn định.

 

 

 

                                                                               H.L

 

 

 

Các tin khác

Gia đình chị Bùi Thị Hon, xóm Úi, xã Lỗ Sơn trồng ớt xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Không có hình ảnh
Đại biểu QH Nguyễn Cao Sơn phát biểu thảo luận tại hội trường.
Trong khuôn khổ tập huấn, học viên được tiếp cận kiến thức và thực hành kỹ năng thanh toán vốn đầu tư các dự án thuộc Chương trình 135.

Triển khai thực hiện công tác bảo đảm thoát nước của hệ thống đường bộ tỉnh

(HBĐT) - Ngày 31/10, Sở GT-VT đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện công tác bảo đảm thoát nước của hệ thống đường bộ trên địa bàn. Tham gia có lãnh đạo và chuyên viên UBND các huyện thành phố, phòng hạ tầng kinh tế, đơn vị chức năng thuộc sở GT-VT.

Ký kết hợp đồng hợp tác phát triển vùng trồng gấc nguyên liệu tại tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 31/10, Công ty CP Đông Dương và Công ty Vinaga đã ký kết hợp đồng phát triển trồng gấc nguyên liệu tại tỉnh ta. Chứng kiến có lãnh đạo phòng NN&PTNT huyện và đông đảo nhân dân các xã, thị trấn của huyện Lương Sơn.

Triển khai lớp học hiện trường mô hình nuôi cá hồ chứa nhỏ tại xã Dân Chủ

(HBĐT) - Ngày 30/10, Chi cục Thủy sản tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá hồ chứa nhỏ tại xóm Bái Yên, xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) theo phương pháp lớp học hiện trường. Lựa chọn tham dự tập huấn có 20 hộ dân có diện tích ao, hồ, cùng sở thích nuôi cá hồ chứa.

Vì sao Công ty CP Đông Dương cắt đất trung tâm thương mại chuyển sang sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Công ty CP Đông Dương (Đông Dương) là đơn vị tiên phong tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng thị trấn Lương Sơn, góp phần hiện thực hóa chủ trương nâng cấp thị trấn Lương Sơn thành độ thị loại IV, tiền đề để trở thành thị xã tương lai. Dự án Khu trung tâm thương mại thị trấn Lương Sơn đã hoàn thành và đang đưa vào khai thác, ấy vậy Đông Dương quyết định cắt đất thương phẩm để chuyển sang đất làm nông nghiệp gây bất ngờ cho dư luận xã hội. Vì sao vậy?

Chương trình tín dụng hộ cận nghèo: Động lực cho hộ cận nghèo

(HBĐT) - Quyết định số 15/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo có hiệu lực từ giữa tháng 4/2013. Đây là chủ trương được nhiều hộ cận nghèo trong tỉnh chờ đợi. Tại tỉnh ta, số hộ cận nghèo còn khá lớn, trong đó, phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình đã bổ sung tiềm lực tài chính để bà con yên tâm phát triển sản xuất, hướng đến thoát nghèo một cách bền vững. Sau một thời gian triển khai thực hiện tín dụng đối với hộ cận nghèo đã tạo động lực cho các hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế nâng cao đời sống gia đình.

Mạnh dạn chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang gieo trồng cây có giá trị kinh tế cao

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nhiều diện tích đất lúa và cây màu kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Diễn biến này phù hợp với định hướng chung của ngành nông nghiệp địa phương, hướng tới nền sản xuất hàng hoá có giá trị cao và bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục