Nông dân xã Phú Vinh (Tân Lạc) thu hoạch mía tím ước đạt trên 300 triệu đồng/ha.

Nông dân xã Phú Vinh (Tân Lạc) thu hoạch mía tím ước đạt trên 300 triệu đồng/ha.

(HBĐT) - Vẫn là hình ảnh quen thuộc với hàng mía xanh mướt hai bên đường, đến Phú Vinh (Tân Lạc) vào dịp này chỉ thấy một màu xanh mướt của mía và hình ảnh tấp nập của thương lái đến thu mua. Mía đẹp, giá cao hứa hẹn vụ mía bội thu cho bà con trong xã.

 

Đồng chí Đinh Công Dùng, Chủ tịch UBND xã Phú Vinh cho biết:  Từ năm 2006, cây mía và cây ngô lai là hai cây trồng chủ lực trong XĐGN của xã, đặc biệt là cây mía tím. Xã bắt đầu trồng mía từ năm 2004 với diện tích 120 ha, đến năm 2008 tăng lên trên 300 ha, hiện nay 341 ha. Cây mía đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân và là nhân tố đóng góp 70-80% trong tỷ lệ giảm nghèo hàng năm của xã.

 

Đến nay, 12 xóm của xã đều trồng mía, trong đó tập trung nhiều nhất ở xóm Kè, Ưng, Bò. Cả xã có gần chục hộ có thu nhập trên 300 triệu đồng từ mía, khoảng 20 hộ thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng và hơn 60 hộ từ  50 - 60 triệu đồng. Nhiều hộ vay ngân hàng đầu tư trồng mía đã mua được ti vi, xe máy, tủ lạnh và thoát khỏi đói nghèo.

 

Từ năm 2011 đến nay, đường sá thuận lợi và kinh nghiệm trồng mía của bà con ngày càng được tích lũy nên trồng mía trở thành hướng đi chính trong XĐGN của xã. Tuy nhiên, trồng mía đòi hỏi đầu tư nhiều về vốn, KH-KT, trình độ nhận thức giữa các hộ không đồng đều là một trong những khó khăn chính. Để khắc phục, xã Phú Vinh đã phối hợp với Trạm KN-KL huyện tổ chức tập huấn cho bà con trong toàn xã.

 

Đồng chí Chủ tịch UBND xã liệt kê hàng loạt tên các hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như gia đình các ông: Đinh Công Hòa, Đinh Công Mừng, Đinh Công Lìn, đặc biệt là Đinh Công Lư, người được mệnh danh là “vua mía Phú Vinh”.

 

Đón chúng tôi trong căn nhà hai tầng khang trang vừa xây 2 năm nay, ông Đinh Công Lư dí dỏm “tiền của hai vụ mía đấy”. Ông Lư cho biết, gia đình ông trồng mía từ hơn 20 năm nay, vài năm nay, nhà ông luôn trồng từ 1,8 - 2 ha. Với thu nhập khoảng hơn 400 triệu đồng/năm và đầu ra ổn định nên cây mía trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình.

 

“Mía Phú Vinh trở thành thương hiệu, trồng bao nhiêu bán hết bấy nhiêu và giá luôn cao hơn, gấp rưỡi các nơi khác. Đất màu mỡ nên không phải đầu tư nhiều, 1 ha chỉ đầu tư khoảng hơn 30 triệu đồng” - ông Lư chia sẻ. Theo ông, ngoài hai yếu tố chính là kỹ thuật, vốn  kinh nghiệm trồng rất quan trọng và nhờ kinh nghiệm, mía Phú Vinh đã tạo được sự khác biệt với màu mía đẹp, thân cao, đặc biệt mềm, thơm ngon. Năm nay, gia đình ông trồng đươc 2 ha với mức giá cao mà các thương lái trả 7.000 đồng/cây ước tính gia đình thu từ 600-700 triệu đồng, trừ chi phí lãi  trên 400 triệu đồng. Nhưng đấy là đầu mùa, chứ để giáp Tết giá mía có thể cao hơn đến 7.500 đồng, thậm chí 8 - 9.000 đồng/cây. Gia đình ông vừa bán hơn 3500 m2 mía đã thu về 140 triệu đồng.  Ông chia sẻ, nhờ trồng mía, kinh tế gia đình dần khấm khá, đến nay đủ ăn, đủ mặc và lo được cho con trai đang học ở Hà Nội.

 

“Mía Phú Vinh rất mềm, ngọt, dóng dài và cây cao. Thương lái đi mua mía chỉ cần cầm cây mía là biết đâu là mía của Cao Phong, Phong Phú, đâu là mía Phú Vinh. Cây mía đã, đang và sẽ trở thành cây trồng chủ lực của xã, là nhân tố quan trọng trong chương trình XĐGN”- Đồng chí Đinh Công Dùng bộc bạch.

 

 

 

                                                   Cao Viết Đào

                                (Lớp Báo in K31A1, Học viện Báo chí và TT)

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục