Xã Đông Lai có 35 ha bưởi, trong đó có 17,5 ha bưởi cho thu hoạch. Trong ảnh: Trưởng thôn Đồng Tiến Lê Đức Cảnh kiểm tra chất lượng bưởi.
(HBĐT) - Thoạt nhìn, Đông Lai không nhiều thuận lợi, dân đông, địa hình nhiều đồi núi, không bằng phẳng, ruộng xen đá, đất đồi sỏi ong… Ấy vậy, Đông Lai bước đầu tạo ra những điểm nhấn trong khai thác tiềm năng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để cải thiện đời sống người dân, tạo nên sự biến đối trông thấy cho vùng đất thuần nông này.
Đông Lai có tổng diện tích tự nhiên trên 2.333 ha, trong đó, đất lâm nghiệp 1530 ha, đất phi công nghiệp 467,4 ha, đất nuôi thủy sản 9,35 ha. Xã có 16 xóm, trong đó có 3 xóm vùng 135 là Muôn, Chếch, Vạch. Xã có 1.149 hộ dân với 6.163 nhân khẩu. Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Phưởng tâm sự: Người dân Đông Lai đã từng vất vả quanh năm mà vẫn lam lũ. Trồng cấy hết thời vụ cũng hết thóc, người dân chẳng có việc làm thêm.
Còn giờ người dân không còn rỗi việc, cây trồng thâm canh tăng vụ, đất đai đang được khai thác tốt. Sản xuất vẫn thuần nông, nhưng hiệu quả được tiến bộ rõ rệt. Đông Lai có 248 ha lúa cấy cho cả 2 vụ (vụ mùa cấy 100% diện tích, vụ chiêm cấy 175 ha). Nhờ chú trọng đầu tư, áp dụng KHKT, bình quân năng suất lúa của xã cao nhất vùng. Từ lâu nay, xã đã cơ bản bảo đảm an ninh lương thực, bình quân đạt 400 kg/người. Đất lâm nghiệp đang được phủ kín rừng sản xuất, mỗi năm, xã trồng mới từ 60-70 ha, hiện nhiều diện tích dừng đã đến kỳ khai thác, giải quyết việc làm và đem lại thu nhập đáng kể cho nhân dân. Nhiều loại cây trồng ở Đông Lai đã trở thành hàng hóa. Cây mía nay đã thành hàng hóa, cả xã có hơn 100 ha, tính ra thu nhập cao hơn nhiều cây lúa. Cây sả phù hợp với vùng đồi gò Đông Lai đang phát triển mạnh ở các xóm Cóm, Bãi Trang 1-2, Muôn, Đồi Bưng với tổng diện tích sơ bộ hàng chục ha. Trồng xả ít phải chăm bón, đất không cằn cỗi, thời gian thu hoạch chỉ 6-7 tháng lại có thu nhập đều đặn, tùy giá thị trường lên xuống nhưng cũng cho thu không nhỏ, cỡ 100 – 200.000 nghìn/ngày. Đặc biệt, người dân Đông Lai đang làm giàu từ trồng bưởi đỏ khiến nhiều nơi phải mơ ước.
Phó Chủ tịch UBND xã Lương Bá Phi cho biết: Bưởi là cây truyền thống đang phát triển mạnh và cho thu nhập vượt trội so với nhiều cây trồng khác. Cả xã đã có tới 35 ha bưởi, trong đó có 17,5 ha đã cho thu hoạch. Trồng bưởi tùy vào trình độ đầu tư thâm canh, thu nhập bình quân cỡ 400-500 triệu đồng/ha. Đồng Tiến là xóm trồng bưởi nhiều nhất. Xóm có 68 hộ dân, trồng tới 11 ha, hầu như nhà nào cũng trồng bưởi. Trưởng xóm Đồng Tiến Lê Đức Cảnh cho biết: Người dân không bán bưởi lẻ. Năm nay, bưởi bán tại vườn 20.000 đồng/quả. Khách các tỉnh đến tận nơi đặt mua cả vườn. Dân xóm trồng bưởi có tiền chục, trăm triệu hàng năm. Cứ trồng 100 cây cũng có tiền trăm triệu. Nhiều hộ biết đầu tư, nắm vững quy trình kỹ thuật thu cỡ 5 - 10 triệu đồng /cây. Phó Chủ tịch UBND xã Lương Bá Phi cho biết: Xã bước đầu khai thác tiềm năng, lợi thế, hình hành và thu được hiệu quả phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Thu nhập bình quân toàn xã đã đạt 13,5 triệu đồng. Từ sự quan tâm của Nhà nước, một số lĩnh vực khác cũng có bước tiến bộ rõ rệt, 99% hộ được sử dụng điện lưới, trạm y tế chuẩn bị được công nhận đạt chuẩn quốc gia, 3 trường học là từ mầm non, tiểu học đến THCS đều đạt chuẩn quốc gia. Vì là xã đông dân, địa hình chia cắt nên Đông Lai vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là hệ thống đường giao thông các xóm vùng 3 nhưng diện mạo KT-XH của xã đang đổi thay tích cực làm cơ sở để xây dựng NTM.
Lê Chung
(HBĐT) - Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các sở, ngành chức năng xây dựng một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2013-2018 trên địa bàn tỉnh. Khi được phê duyệt và khi đi vào thực hiện chắc sẽ tạo lực đẩy cho sản xuất hàng hóa của tỉnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Hoàng Văn Tứ, UVBTV Tỉnh ủy, Giám đốc Sở NN&PTNT xung quanh cơ chế này.
(HBĐT) - Theo Sở TN&MT, thực hiện sự chỉ đạo của QH và Chính phủ về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp để năm 2013 cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Lương Sơn, hiện địa bàn huyện có 93 công trình được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 786.192 triệu đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh đầu tư cho 38 công trình với tổng mức đầu tư 594.158 triệu đồng.
(HBĐT) - Hợp Thanh là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lương Sơn, có tổng diện tích tự nhiên 1.714 ha với dân số 3.769 khẩu, có 7 thôn gồm 948 hộ. Toàn xã có 327 hội viên NCT, sinh hoạt tại 7 chi hội và 16 tổ hội. Nhằm giúp các hội viên ổn định đời sống, NCT xã Hợp Thanh đã tuyên truyền hội viên hưởng ứng phong trào tuổi cao nêu gương sáng trong phát triển kinh tế. Nhờ vậy, tỷ lệ số gia đình hội viên nghèo và cận nghèo giảm còn 6% so với tổng số hội viên NCT trong xã.
(HBĐT) - Sáng 19/11, tại Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi, Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo (2011-2013). Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Phòng LĐ- TB&XH các huyện Lạc Thủy, Đà Bắc, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND các xã thực hiện dự án.
(HBĐT) - Tính đến nay đã được hơn 4 năm, hộ ông Nguyễn Xuân Trường ở xóm Bái Yên, xã Dân Chủ (TPHB) nhận thầu hồ chứa khu vực rừng lim của HTX nông nghiệp Dân Chủ để nuôi, thả cá nhằm phát triển kinh tế gia đình. Với hồ chứa có diện tích mặt nước 2 ha, ông tập trung nuôi đa dạng các loại thủy sản, chủ yếu như cá trôi Trường Giang, rô phi đơn tính, trắm, trôi, mè, chim trắng và mới đây là đưa vào nuôi thử nghiệm 600 cá nheo giống.