Người lao động huyện Yên Thuỷ đến tìm hiểu thông tin việc làm tại vị trí tuyển dụng của Công ty CP An Phú Hưng.

Người lao động huyện Yên Thuỷ đến tìm hiểu thông tin việc làm tại vị trí tuyển dụng của Công ty CP An Phú Hưng.

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thuỷ cho biết: Huyện có trên 3,5 vạn người trong độ tuổi lao động. Hàng năm có hàng nghìn người đến tuổi lao động có nhu cầu việc làm. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện còn thấp, đến năm 2012 là 26%. Đây là một trong những khó khăn trong phát triển KT-XH của huyện. Do đó, đào tạo nghề và giải quyết việc làm được huyện coi là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Việc tổ chức sàn giao dịch việc làm là một trong những giải pháp quan trọng, hiệu quả để tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo và giải quyết việc làm trên địa bàn.

 

Đây là năm đầu tiên UBND huyện Yên Thuỷ phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm (Sở LĐ- TB&XH) tổ chức Sàn giao dịch việc làm. Tham gia sàn giao dịch có 51 công ty, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh. Trong đó có 27 doanh nghiệp trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng người lao động tại Sàn giao dịch, còn lại là các doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề gần 4.312 người. Trong đó, 29 người trình độ đại học, 630 cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật, 2.173 lao động phổ thông chưa qua đào tạo làm trong các lĩnh vực cơ khí, điện tử, dệt may, xây dựng, bán hàng, nhân viên kế toán; lao động phổ thông 1.480 người. Theo tổng hợp của Ban tổ chức, Sàn đã thu hút được trên 600 người, chủ yếu là ĐV-TN đến từ các xã, thị trấn và học sinh lớp 12 các trường THPT, Trung tâm GDTX trong toàn huyện. Ngay trong phiên giao dịch đã có 538 người lao động được các doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp, trong đó có 189 lao động đăng ký đi làm tại các doanh nghiệp.

 

Tại Sàn giao dịch việc làm lần thứ I, huyện Yên Thuỷ có một số DN đã thu hút đông đảo người lao động đến tìm hiểu thông tin như: Công ty CP An Phú Hưng, Công ty CP may xuất khẩu Sông Đà... Bà Nguyễn Thu Đang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP An Phú Hưng cho biết: Công ty chúng tôi chuyên sản xuất các loại bánh ngọt có trụ sở tại Cụm công nghiệp tây nam thành phố Phủ Lý (Hà Nam). Công ty có nhu cầu tuyển dụng 2 KCS, 2 kỹ thuật sản xuất bánh, 50 lao động phổ thông. Với mức lương khởi điểm từ 2,5 - 7 triệu đồng đối với từng vị trí yêu cầu, Công ty còn nhiều ưu đãi khi làm tăng ca và chế độ ngày lễ, tết, đóng bảo hiểm theo quy định của Nhà nước, thu xếp chỗ ăn chỗ ở... Em Quách Thị Liên, xã Hữu Lợi phấn khởi cho biết: Tốt nghiệp THPT em ở nhà làm nông nghiệp, khi biết thông tin huyện tổ chức Sàn giao dịch việc làm, em đến với mong muốn tìm được một công việc ổn định, phù hợp với trình độ và khả năng của mình.

 

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Qua sàn giao dịch lần đầu tiên được tổ chức ở huyện, cung - cầu về học nghề, việc làm đã được đáp ứng. Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động đã trực tiếp tuyển chọn lao động đáp ứng nhu cầu làm việc để phát triển DN. Người lao động có nhu cầu tìm việc làm được trực tiếp gặp gỡ, tìm hiểu thông tin về việc làm, tiền lương, thu nhập và các chế độ đãi ngộ của từng DN và quyết định lựa chọn việc làm có thu nhập ổn định cho mình. Người có nhu cầu tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm được các trường nghề, DN tư vấn cung cấp thông tin để lựa chọn nghề, việc làm phù hợp. Các trường nghề thì nắm được nhu cầu sử dụng lao động của các DN, từ đó có định hướng đào tạo phù hợp với đòi hỏi thực tế. Qua đó từng bước nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cho CNH- HĐH đất nước, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần xóa đói - giảm nghèo bền vững.

 

 

                                                                                    Hương Lan

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục