Bà con xóm Côm, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) chuyển ruộng lúa sang trồng bí xanh, bí đỏ, mía tím... đem lại kinh tế cao.

Bà con xóm Côm, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) chuyển ruộng lúa sang trồng bí xanh, bí đỏ, mía tím... đem lại kinh tế cao.

(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2010-2015, các cấp uỷ, chính quyền và đồng bào các dân tộc đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm xoá đói - giảm nghèo, góp phần vào xây dựng NTM.

 

UBND huyện đã tập trung chỉ đạo phòng chuyên môn, cử cán bộ thuật, xây dựng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn xây dựng các mô hình để ứng dụng các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất; chỉ đạo lồng ghép  các chương trình, dự án đã hỗ trợ giống, phân bón. Năm 2013, huyện đã gieo trồng 9.342 ha lúa, 5.016 ha ngô, 4.165 ha cây chất bột có củ, 1.224 ha cây công nghiệp, 2.185 ha cây thực phẩm, 345,6 ha đậu các loại. Năng suất và sản lượng lương thực đều đạt kế hoạch đề ra. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 65.396 tấn (bình quân đạt 472 kg/người). Đặc biệt, huyện đã triển khai hàng loạt các mô hình hứa hẹn những thành công như đã chuyển 11 ha lúa, ngô kém năng suất sang trồng cây dong riềng hiệu quả; phát triển 831 ha mía các loại, đặc biệt là trồng mía tím trên đất 2 vụ lúa (426 ha tại các xã Yên Nghiệp, Bình Chân, Bình Cảng, Vũ Lâm...). Thực hiện đề án, huyện đã xây dựng thí điểm mô hình 2 ha cam tại xã Tân Mỹ (6 hộ), một số hộ dân ở ân Nghĩa, Vũ Lâm, Phúc Tuy...  đã chuyển vườn tạp sang trồng cam (2,5 ha). Thực hiện chủ trương của huyện, phong trào chuyển từ đất lúa, ngô sang trồng bí xanh, bí đỏ, củ đậu với 134 ha được nhiều xã hưởng ứng tích cực như: Nhân Nghĩa, Văn Nghĩa, Quý Hoà, Tuân Đạo, Phú Lương, Tân Mỹ, Hương Nhượng. Nhiều doanh nghiệp đã tìm đến Lạc Sơn để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và đạt được kết quả tốt như Công ty Tân Lộc Phát, Nhiệt đới và một số doanh nghiệp khác đã triển khai thực hiện trồng các loại bí xanh, bí đỏ, dưa lấy hạt (Công ty hỗ trợ kỹ thuật, vốn kết hợp với lao động, đất đai của các hộ dân). Mô hình này đã giúp các hộ dân tiếp cận được với kỹ thuật và nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Trong năm, huyện đã chuyển hơn 100 ha lúa, ngô sang trồng các loại rau màu khác như su su, mướp đắng, rau các loại. Nổi bật là hiện nay Công ty Tâm Đạt đã trồng 4 ha rau hữu cơ an toàn tại xóm Nạch, xã Tân Mỹ, bước đầu đã có đầu ra khá ổn định là thị trường Hà Nội và một số nơi trong vùng.

 

Bên cạnh đó, với mục tiêu phát triển chăn nuôi đại gia súc, huyện đã có những đầu tư đáng kể trong triển khai, thực hiện. Hiện nay, toàn huyện có 20.240 con trâu, 9.845 con bò, 106.697 con lợn cùng tổng đàn gia cầm lên đến 684.800 con. Nắm bắt tinh thần của đề án, nhiều hộ dân trên địa bàn đã tìm tòi, học hỏi, xây dựng nhiều mô hình nuôi lợn bản địa, nuôi ong (5.600 đàn), trồng cỏ AV06... Số hộ chăn nuôi từ 5-10 con trâu, bò có 1.653 hộ, nhiều hộ nuôi từ 10- 20 con trâu, bò. Năm 2013, với sự hỗ trợ của của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, mô hình nuôi bò sinh sản được phát triển tại các xã Vũ Lâm, Phú Lương, Nhân Nghĩa, Tân Lập, Liên Vũ...  Những kết quả bước đầu là động lực để năm 2014, huyện Lạc Sơn triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt chất lượng, hiệu quả hơn. Trong đó, huyện tập trung chỉ đạo đưa các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; mỗi xã chọn 1-2 xóm làm điểm là cơ sở để nhân rộng các mô hình.

         

 

 

                                                                                  Bùi Huy

          

 

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục