Hiện tại, xóm Đổn, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã bê tông hóa được 50% đường giao thông liên xóm.

Hiện tại, xóm Đổn, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã bê tông hóa được 50% đường giao thông liên xóm.

(HBĐT) - Năm 2013, cùng với các xã, thị trấn khác trên toàn huyện Lạc Sơn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Văn Nghĩa tiếp tục dồn sức, chung tay xây dựng NTM.

 

Đến nay, xã đã hoàn thành 5 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM là quy hoạch, bưu điện, hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững và tiêu chí về y tế. Còn lại các tiêu chí khác đang tiếp tục được triển khai, thực hiện một cách đồng bộ. Trong quá trình thực hiện, xã Văn Nghĩa cũng gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc. Xã có 10 xóm, 4 xóm đặc biệt khó khăn (xóm Pheo, Kén, Sào và Đồi). Mặc dù có nguồn đầu tư từ Chương trình 135, tuy nhiên không nhiều, nguồn đó chủ yếu đầu tư cho hạ tầng ngành giáo dục và tu sửa đường giao thông. Chính vì vậy, các hạng mục xây dựng đường giao thông liên xã, giao thông nội đồng, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng nhà văn hóa... còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí - Đồng chí Bùi Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Văn Nghĩa cho biết.

 

Từ khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng NTM đã nhận được sự đồng thuận cao từ nhân dân trong xã, tuy nhiên, do đời sống của người dân còn khó khăn nên việc huy động nguồn lực phục vụ cho đầu tư xây dựng rất khó, chủ yếu phải dựa vào ngân sách Nhà nước. Đặc biệt là về tiêu chí giao thông, đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt tiêu chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GT-VT là đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa, trục đường chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện... phải đạt được 50% trở lên. Theo số liệu của xã, trục đường giao thông liên thôn, liên xã, nội đồng dài trên 40 km, xét theo chỉ tiêu của bộ tiêu chí, tiêu chí giao thông đã hoàn thành khoảng trên 30%. Riêng xóm Đổn - xóm trung tâm xã đã bê tông hoá được 50% đường liên xóm. Từ trước năm 2013, mỗi năm, xã Văn Nghĩa được hỗ trợ xi măng cho xây dựng 1 km đường giao thông nhưng năm nay không còn. Đây cũng là một khó khăn lớn để Văn Nghĩa tiếp tục triển khai và tiến tới hoàn thành tiêu chí 2 (giao thông).

 

Đối với tiêu chí 6 về cơ sở vật chất văn hóa, hiện tại, 10/10 xóm của xã đều đã có nhà văn hóa, tuy nhiên, 100% không đạt chuẩn theo quy định của Bộ VH-TT&DL về diện tích, trang thiết bị (âmly, micro, loa, bộ trang trí khánh tiết, cờ Tổ quốc, cờ Đảng, ảnh hoặc tượng Bác Hồ, phông màn sân khấu nhỏ, bàn ghế, tủ sách, truyện tranh). Cũng theo đồng chí Bùi Văn Chung, không chỉ khó khăn trong quy hoạch đất dành cho xây dựng nhà văn hoá, việc quy hoạch cho các công trình công cộng, công trình phúc lợi như nghĩa trang, chợ nông thôn cũng đang là bài toán khó đối với Văn Nghĩa vì quỹ đất 5% sử dụng vào mục đích công ích của xã đã cấp hết. Nếu quy hoạch các công trình trên phần đất đó phải đền bù hoặc vận động nhân dân hiến đất.

 

Là một xã có tỷ lệ lao động đi làm ăn xa cao, tiêu chí về cơ cấu lao động (tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt 45%) đối với xã cũng khó hoàn thành trong một sớm, một chiều. Cái khó của Văn Nghĩa là chưa thu hút được học viên vào các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn vì người dân có suy nghĩ đào tạo xong cũng không có việc làm, hơn nữa, trên địa bàn xã cũng không có doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tạo việc làm cho lao động. Cộng với đó là thói quen cứ học hết THPT là thanh niên trong xã rủ nhau đi tìm việc làm tại các tỉnh, thành lớn trên cả nước.

 

Năm 2014, xã Văn Nghĩa phấn đấu hoàn thành được 2 tiêu chí về văn hoá (tiêu chí 6 và 16), để gỡ khó cho bài toán xây dựng NTM, ban chỉ đạo xây dựng NTM xã tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng công tác tuyên truyền, vận động nhằm khơi dậy sức mạnh tổng thể của xã hội, nhân dân cùng chung tay dồn sức tạo nên màu sắc NTM ở Văn Nghĩa.

 

 

                                                                            Hồng Nhung

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Toàn cảnh hội nghị.
Người tiêu dùng huyện Lạc Thủy mua sắm hàng hóa hội chợ.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chụp ảnh lưu niệm với các hội viên Hội DNNVV tỉnh.

Huyện Cao Phong có 160 hộ trồng cam đạt doanh thu 1 tỷ đồng trở lên

(HBĐT) - Theo thống kê, sau kết thúc vụ thu hoạch cam năm 2013, trên địa bàn huyện Cao Phong đã có 160 hộ trồng cam đạt mức doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên, trong đó có 20 hộ đạt doanh thu từ 3 – 5 tỷ đồng.

Thu hút nguồn lực phát triển kinh tế xoá đói, giảm nghèo

(HBĐT) - Hội Phụ nữ huyện Lạc Sơn hiện có 17.478 hội viên sinh hoạt ở 29 cơ sở Hội. Trong những năm gần đây, cùng với việc tích cực xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, việc vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, XĐ-GN luôn là nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Hội phụ nữ trong huyện quan tâm. Từ đó, tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo đạt hiệu quả, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình, xã hội.

Cây củ đậu - hướng phát triển kinh tế hiệu quả ở xã Tân Mỹ

(HBĐT) - Từ 1 ha được trồng thử nghiệm năm 2011, hiện nay, toàn xã Tân Mỹ đã mở rộng diện tích trồng cây củ đậu lên hơn 12 ha. Thương hiệu củ đậu Tân Mỹ đã và đang được khẳng định. Với giá cả ổn định, 1 ha củ đậu có thể giúp nông dânthu lãi trên 100 triệu đồng.

Chặng đường còn lắm gian nan

(HBĐT) - Có địa bàn cận kề trung tâm huyện lỵ, điều kiện KT-XH cũng ở mức khá, Tu Lý đã được chọn làm điểm xây dựng NTM của huyện Đà Bắc. Xác định đây vinh dự và cũng nhiệm vụ hết sức nặng nề, Đảng ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã đã vào cuộc một cách quyết liệt. Qua 3 năm triển khai, thực hiện đã đạt được những kết quả quan trọng với điểm mốc là 8 tiêu chí đạt chuẩn. Tuy nhiên nhìn về phía trước, công cuộc xây dựng NTM còn không ít gian nan.

Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2010-2015, các cấp uỷ, chính quyền và đồng bào các dân tộc đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm xoá đói - giảm nghèo, góp phần vào xây dựng NTM.

Chủ động bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng

(HBĐT) - Theo rà soát, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thủy có trên 15.600 ha, trong đó có gần 6.300 ha rừng trồng, 7.352 ha rừng tự nhiên. Với tổng số 12/13 xã, thị trấn có rừng, công tác bảo vệ rừng, PCCCR được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục