Trong Chương trình 135 giai đoạn III, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được giao cho UBND cấp xã làm chủ đầu tư. Ảnh: Những năm 2008-2013, dự án hỗ trợ phát triển cây cam được triển khai hiệu quả tại xã Liên Hòa (Lạc Thủy).
(HBĐT) - Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015, tỉnh ta có 95 xã được thụ hưởng chương trình, tăng 27 xã so với giai đoạn II (2006 - 2010). Đây là dự án thành phần của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Tỉnh ta xác định, thực hiện hiệu quả Chương trình 135 sẽ là những bước đi quan trọng hướng tới các mục tiêu giảm nghèo bền vững, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của KT-XH địa phương.
Trong 95 xã được thụ hưởng Chương trình 135 năm 2014 và 2015, huyện Đà Bắc có 14 xã, Mai Châu 10 xã, Lạc Sơn 14 xã, Kim Bôi 19 xã, Cao Phong 4 xã, Yên Thuỷ 6 xã, Lạc Thuỷ 11 xã, Lương Sơn 5 xã và huyện Kỳ Sơn có 1 xã. Các xã sẽ được đầu tư, hỗ trợ bằng nguồn ngân sách Trung ương theo định mức và khuyến khích huy động thêm từ ngân sách địa phương.
Chương trình 135 là dự án thành phần của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Theo Quyết định số 551, ngày 4/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn III), chương trình được đầu tư với 2 nội dung chính: hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn III (2012 - 2015) tập trung nguồn lực góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu cao hơn trong giai đoạn 2016 - 2020. Các mục tiêu cụ thể trong giai đoạn III gồm: tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%/năm. Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 50% mức bình quân chung khu vực nông thôn của cả nước, 85% số thôn có đường cho xe cơ giới, 95% trung tâm xã và trên 60% thôn có điện, các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 50% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây hàng năm, trên 50% trạm y tế xã được chuẩn hóa, các công trình hạ tầng giáo dục, văn hóa... được quan tâm đầu tư để đạt các mục tiêu của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
Hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn III, liên bộ ủy ban Dân tộc - Bộ NN&PTNT - Bộ KH&ĐT - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 05/2013/TTLT ngày 18/11/2013, trong đó, nêu rõ: Chương trình 135 gồm dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng được đầu tư bằng ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động đóng góp từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm huy động nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án để tổ chức thực hiện trên địa bàn. Chương trình thực hiện theo diện rộng ở tất cả các xã, thôn, bản ĐBKK, đồng thời tập trung ưu tiên nguồn lực chỉ đạo điểm ở một số xã, thôn, bản để rút kinh nghiệm nhân rộng. Các công trình, dự án được bố trí vốn phải hoàn thành dứt điểm, thời gian thực hiện tập trung trong một năm, tối đa không quá 2 năm.
Đồng chí Lê Ngọc Quản, Phó Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Về nguyên tắc phân bổ vốn, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ cho các tỉnh theo tổng mức đầu tư hỗ trợ hàng năm của Chương trình 135, trên cơ sở định mức vốn bình quân của xã, thôn. UBND cấp tỉnh quyết định tiêu chí phân bổ vốn cho các xã, thôn thuộc chương trình theo mức độ khó khăn (hệ số K) và phân bổ vốn cho các huyện theo tiêu chí, UBND huyện giao kế hoạch chi tiết cho các xã. Cũng như giai đoạn II, Chương trình 135 giai đoạn III được tăng cường phân cấp cho UBND cấp xã trực tiếp quản lý, UBND cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn và bố trí cán bộ giúp đỡ UBND cấp xã.
“Việc thực hiện hiệu quả Chương trình 135 là những bước đi quan trọng hướng tới các mục tiêu giảm nghèo bền vững, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của KT-XH địa phương. Chính vì vậy, chương trình sẽ được thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân” - đồng chí Lê Ngọc Quản nhấn mạnh.
Thu Trang
(HBĐT) - Để thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ kế hoạch của tỉnh, huyện Cao Phong đã tiến hành điều tra khảo sát dự báo nhu cầu học nghề của các hộ gia đình nông thôn và các cơ sở kinh doanh để xây dựng nhu cầu lao động.
(HBĐT) - Giai đoạn 2011 - 2013, Hội ND huyện Kim Bôi đã tập trung tuyên truyền, đổi mới và nâng cao hiệu quả của quỹ hỗ trợ nông dân, đào tạo nghề, đồng thời phát huy vai trò của Hội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM.
(HBĐT) - Sáng 14/1, Hội LHPN huyện Yên Thủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014.
(HBĐT) - Năm 2013, tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Lạc Sơn đạt gần 11 tỉ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp trên 1,1 tỉ đồng còn lại là nguồn vốn huy động từ các chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 14/1, tại xóm Chanh Cả (Vĩnh Đồng, Kim Bôi), Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả tổ chức lớp huấn luyện nông dân (FFS) trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ trong vụ đông năm 2013. Đây là chương trình thực hiện kế hoạch triển khai lớp FFS trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu của Cục BVTV và chương trình IPM rau của FAO.
I. Mục tiêu tổng quát Tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Phát triển VH-XH, XĐ-GN, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững QP-AN, TTATXH.