Mực nước hồ Hòa Bình thất thường nên dịch vụ bốc dỡ hàng ở xã Bình Thanh (Cao Phong) hạn chế.

Mực nước hồ Hòa Bình thất thường nên dịch vụ bốc dỡ hàng ở xã Bình Thanh (Cao Phong) hạn chế.

(HBĐT) - Tính đến nay, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã đạt được 4 tiêu chí xây dựng nông thôn mới là quy hoạch và thực hiện quy hoạch, điện, thu nhập, an ninh trật tự xã hội. Con đường xây dựng nông thôn mới ở Bình Thanh còn nhiều gian nan.

 

Bình Thanh (Cao Phong) là xã vùng hồ giáp ranh thành phố Hòa Bình có 640 hộ với hơn 2.500 nhân khẩu. Kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp với tổng diện tích 359,5 ha, trong đó 87 ha lúa, 38 ha ngô, 60ha mía còn lại là cây màu khác. Về chăn nuôi xã có tổng đàn trâu 455 con, bò 580 con, dê 800 con, lợn 3.500 con, gia cầm 42 nghìn con, nuôi thủy sản 3ha trên lòng hồ Hòa Bình. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 16,9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo  còn 10,03%, số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh 100%, số hộ dùng điện đạt 100%, số trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 100%.

 

Đồng chí Đinh Thế Hùng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới UBND xã đã tiến hành điều tra, khảo sát lập quy hoạch, đến nay đã thẩm định xã đạt 4 tiêu chí. Tuy xã đã xong về quy hoạch nông thôn mới nhưng do địa hình nhiều đồi núi, đất đai hẹp nên rất khó khăn triển khai. Hầu hết những diện tích mặt bằng không còn nên phải triển khai đất đồi, công san lấp nhiều. Dân cư trên địa bàn xã thưa thớt nên triển khai giao thông nông thôn, giao thông nội đồng gặp nhiều trở ngại. Khó khăn lớn nhất hiện nay của xã trong xây dựng nông thôn mới là tìm hướng phát triển kinh tế mũi nhọn. Từ trước đến nay, kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp bằng cấy lúa, trồng rừng và chăn nuôi. Trong những năm gần đây một số hộ đưa cây mía, cam về trồng. Tuy nhiên, do địa hình dốc, chia cắt nên diện tích không nhiều, không trở thành cây chủ lực của xã được. Theo Nghị quyết của Đảng bộ, hướng phát triển kinh tế của xã tập trung vào cấy lúa, khoanh nuôi rừng phòng hộ, chăn nuôi trâu, bò, gà đồi, lợn bản địa, dịch vụ bốc xếp hàng hóa ở cảng. Trong 2 năm qua, xã được dự án ổn định vùng dân cư lòng hồ đầu tư cho 4 xóm với 60 hộ nuôi khoảng 6.000 con gà ta thả đồi và 50 hộ nuôi lợn rừng nhưng đầu ra thị trường bấp bênh, nhiều hộ chăn nuôi cũng thấy nản.

 

Một trong những lợi thế của Bình Thanh hơn các xã khác ở huyện Cao Phong là tiềm năng du lịch. Xã có có bản Giang Mỗ làm du lịch cộng đồng tuy được nhà nước hỗ trợ nhưng do gần thành phố nên khách lưu trú rất ít nguồn thu không có. Hầu hết khách đến chỉ tham quan, các dịch vụ khác chưa khai thác được nhiều. Do vậy nguồn ngân sách hoạt động của xã đều phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Bình Thanh cũng thuộc xã lòng hồ sông Đà có tiềm năng phát triển chăn nuôi và đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, theo đồng chí Hùng do mực nước không ổn định, rủi ro cao nên rất khó phát triển chăn nuôi theo hướng này. Do vậy bài toán tìm mũi nhọn phát triển kinh tế cho Bình Thanh vẫn chưa có lời giải?

 

 

 

                                                                                    Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục