Điểm bán hàng bình ổn siêu thị Vì Hòa Bình (TPHB) thu hút người tiêu dùng đến mua sắm.

Điểm bán hàng bình ổn siêu thị Vì Hòa Bình (TPHB) thu hút người tiêu dùng đến mua sắm.

(HBĐT) - Thị trường hàng hàng hóa dịp Tết đã khởi động được gần 1 tháng. Cùng với sức mua tăng vọt, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu tăng cao là không ít biến động về giá bị đẩy lên từ phía nhà sản xuất, phân phối. Trước tình hình trên, các doanh nghiệp thương mại của tỉnh đã chủ động tham gia, góp sức bình ổn thị trường.

 

Thay vì tạm ứng vốn ngân sách với lãi suất 0% như trước đây, 2 doanh nghiệp thương mại lớn, có hệ thống siêu thị và mạng lưới bán lẻ bao phủ rộng khắp là Công ty TNHH Anh Phong và Công ty CPTM Định Nhuận đã chủ về nguồn vốn vay để dự trữ hàng hóa. Các nhóm hàng tham gia chương trình bình ổn dịp Tết vẫn là những hàng hóa có nhu cầu tiêu thụ mạnh, dễ bị thị trường đẩy giá lên nếu không có sự kiểm soát, can thiệp kịp thời như rượu, bia, sữa bột, dầu ăn các loại... Bà Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty CPTM Định Nhuận cho biết: Việc chủ động bình ổn thị trường là nét mới được các doanh nghiệp triển khai trong dịp Tết Nguyên đán 2014, giúp doanh nghiệp dự trữ hàng hóa sớm hơn, giảm bớt nỗi lo tăng giá từ phía nhà phân phối. Tổng lượng hàng Tết mà doanh nghiệp dự trữ khoảng trên 7 tỷ đồng, trong đó, hàng bình ổn chiếm khoảng 60% và được cam kết bán hàng đúng với giá đã đăng ký bình ổn. Với những sản phẩm hàng Tết mặc dù không nằm trong nhóm hàng hóa tham gia bình ổn như bánh, mứt, kẹo, doanh nghiệp đảm bảo bán ra với giá thấp hơn từ 2 - 5% so với giá thị trường.

 

6 nhóm hàng được 2 doanh nghiệp đăng ký bán hàng bình ổn là dầu ăn các loại, thực phẩm chức năng, nước chấm, mì chính, sữa bột các loại, rượu và bia. Triển khai chương trình, các doanh nghiệp đã dự trữ lượng hàng hóa khoảng 25 tỷ đồng. Bà Trần Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Siêu thị AP Plaza cho biết, doanh nghiệp đã dự trữ hàng hóa bình ổn phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân lên đến hơn 20 tỷ đồng. Việc quảng bá, trưng bày biển bảng, niêm yết giá để người dân dễ nhận biết, quan sát được các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc. Hệ thống siêu thị Vì Hòa bình và AP Plaza là kênh bán hàng bình ổn dịp Tết Nguyên đán năm nay. Ngoài ra, trên 1.000 cửa hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ của các doanh nghiệp ở tuyến huyện, tuyến xã vẫn là những điểm bán có uy tín về chất lượng và giá cả phục vụ người tiêu dùng.

 

Nhân lúc có chương trình bình ổn giá, bà Đinh Thị Hồng ở xóm Bún, xã Yên Mông (TPHB) đến mua sắm hàng hóa tại siêu thị AP Plaza. Theo bà, giá cả ở đây có thứ bằng, có thứ thấp hơn so với thị trường, chất lượng hoàn toàn yên tâm như nước mắm Nam Ngư loại 750 ml có giá 27.000 đồng/chai, rẻ hơn 1.000 đồng, bia Hà Nội giá 225.000 đồng/thùng, rẻ hơn từ 5.000 - 10.000 đồng so với mua ở ngoài. Không bao lâu nữa sẽ là cao điểm dịp Tết, khó lường tình trạng tăng giá, sốt hàng nên tranh thủ sắm dần, giá lại bình ổn, có lợi cho người dân.

 

Trong thời gian từ 20/12/2013 đến 20/2/2014, chương trình bình ổn giá của các doanh nghiệp đang được các doanh nghiệp triển khai, mang lại hiệu ứng xã hội tích cực, đáp ứng nguyện vọng của người tiêu dùng trên địa bàn. Theo các doanh nghiệp, cùng với chương trình, lượng khách đến mua sắm tại hệ thống siêu thị đã tăng gấp 3 - 4 lần so với ngày thường, dự kiến tăng hàng chục lần trong ít ngày tới. Sở Công thương, đơn vị chỉ đạo tổ chức bán hàng bình ổn yêu cầu 2 doanh nghiệp thương mại trên tiếp tục mở rộng mạng lưới bán buôn, bán lẻ. Trong tình huống thiếu hàng đáp ứng, doanh nghiệp có nhiệm vụ tăng cường cho tuyến huyện, xã.

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục