Lãnh đạo huyện Yên Thủy kiểm tra, đánh giá hiệu quả mô hình trình diễn sản xuất rau thuộc dự án Việt Nam - Hàn Quốc tại xóm Chóng, xã Yên Lạc.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2013, chúng tôi về Yên Thủy đúng dịp người dân các xã Bảo Hiệu, Phú Lai, Đoàn Kết, Hữu Lợi đang tràn ngập niềm vui khi được UBND huyện lựa chọn thực hiện dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Nhà nhà tất bật chuẩn bị làm đất, giâm bầu cho mô hình 25 ha bí xanh theo hợp đồng liên kết cung ứng giống, sản xuất, bao tiêu sản phẩm bí xanh đông - xuân 2013-2014.
Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện phấn khởi cho biết: Hợp đồng liên kết đã thống nhất UBND huyện Yên Thủy, Công ty CP xuất nhập khẩu GS Việt Nam và các hộ dân tại 4 xã được chọn xây dựng mô hình sẽ hình thành mối liên kết trong cung ứng giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật, sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Quá trình thực hiện huyện hỗ trợ 5 triệu đồng/ha, các hộ dân sẽ lựa chọn diện tích đất liền khoảnh, có thể thâm canh 3 vụ/năm. Để đảm bảo ATTP với bí xanh thương phẩm sẽ tổ chức tập huấn về đảm bảo ATTP cho cán bộ cơ sở và nông dân. áp dụng các quy trình kỹ thuật mới trong sản xuất và thâm canh theo quy trình Việt Gap, khuyến khích sử dụng các loại phân bón thế hệ mới thân thiện với môi trường, có nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của huyện. Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ đề nghị Sở NN&PTNT cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cho diện tích tham gia mô hình. Theo đó, Yên Thủy sẽ đứng đầu toàn tỉnh về diện tích trồng bí xanh và người dân hoàn toàn yên tâm cho đầu ra của sản phẩm.
Không chỉ đẩy mạnh phát triển diện tích bí xanh thương phẩm đảm bảo ATTP, từ mô hình cánh đồng mẫu lớn và thực hiện liên kết giữa 3 nhà, đầu năm 2013, huyện Yên Thủy đã liên kết với Công ty CP Mía đường Việt - Đài và Dự án giảm nghèo triển khai thành công 5 mô hình trồng mía nguyên liệu, quy mô 229,6 ha tại các xã Lạc Lương, Bảo Hiệu, Hữu Lợi, Đa Phúc, Lạc Hưng. Qua đó, đã hình thành vùng sản xuất cây hàng hóa tập trung, vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp được chuyển sang sản xuất các loại cây trồng khác và nuôi thủy sản, diện tích đất sản xuất cây vụ đông được nâng lên. Thu nhập, đời sống của bà con nông dân từng bước được nâng cao.
Nói về chủ trương và kết quả về dồn điền, đổi thửa, đồng chí Bùi Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thực hiện kế hoạch của UBND huyện về việc triển khai thí điểm dồn điền, đổi thửa sản xuất trên địa bàn, cuối tháng 6/2013, BCĐ huyện Yên Thủy và 2 xã Ngọc Lương, Yên Trị cùng ban dồn điền 4 xóm được thành lập. Công tác vận động, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc dồn điền, đổi thửa được triển khai sâu rộng tới dân cư trên địa bàn. Sau gần 6 tháng triển khai thực hiện với tổng số 184 hộ thuộc 3 xóm Ao Hay (xã Yên Trị), Hổ 2 và Trường Long (xã Ngọc Lương) tham gia đã dồn điền, đổi thửa được 82,72 ha. Trong đó, 37,12 ha tại xóm Ao Hay, 18,62 ha tại xóm Trường Long và 26,96 ha tại xóm Hổ 2. Trước khi dồn điền, đổi thửa, mỗi hộ có từ 4-19 thửa, Sau khi dồn điền, đổi thửa, mỗi hộ chỉ còn từ 1- 4 thửa, trung bình mỗi hộ còn 3,87 thửa, giảm khoảng 30%. Đất công ích và đất dành cho quy hoạch đã được dồn đổi cơ bản tập trung theo vùng và theo quy hoạch. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung.
Việc triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa và liên kết xây dựng mô hình cánh đồng mãu lớn về trồng mía nguyên liệu, sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP là bước đi quan trọng để huyện Yên Thủy triển khai thực hiện hoàn thành kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM mới năm 2013.
Đức Phượng
(HBĐT) - Trong năm 2013, TP Hoà Bình đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình dự án đầu tư cho công tác phát triển GTNT. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các xã trên địa bàn đã làm mới, sửa chữa nâng cấp được 13.367 m đường GTNT, trong đó làm mới được 12.667 m đường theo tiêu chuẩn đường NTM và sửa chữa nâng cấp được 700 m đường liên xóm.
(HBĐT) - Năm 2013, Trung tâm giống cây trồng tỉnh thực hiện sản xuất giống lúa thuần HT1 cấp nguyên chủng, sản luợng đạt 28 tấn (vụ xuân 18 tấn, vụ mùa 10 tấn) đã cung ứng được 100% giống lúa sản xuất trong vụ xuân năm 2013; đảm bảo cung ứng giống cho vụ xuân năm 2014.
(HBĐT) - Tháng 1, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh sôi đông, hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Nhờ chủ động tăng nguồn hàng phục vụ, thực hiện các biện pháp bình ổn giá nên giá một số mặt hàng thiết yếu có mức tăng không lớn.
(HBĐT) - Ngày 26/1, UBND tỉnh đã tổ chức đóng điện TBA (trạm biến áp) tại xóm Nút, xã Dân Hạ và xóm Vành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) với sự chủ trì của đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành: Điện lực, Công Thương; lãnh đạo UBND huyện Kỳ Sơn
(HBĐT) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết. Thành phố Hòa Bình như náo nức, rộn ràng hơn bởi hàng trăm điểm bán quất, đào, hoa cảnh, cây cảnh đang mọc lên trên nhiều tuyến phố.
(HBĐT) - Trong những năm qua, KT- XH xã Tử Nê (Tân Lạc) đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhiều công trình hạ tầng được đầu tư khang trang, số hộ nghèo giảm đáng kể, tình hình chính trị ổn định. Đó là kết quả của Đảng bộ xã thực hiện các nghị quyết của Đảng có hiệu quả.