Chăn nuôi lợn quy trình sạch, hộ tham gia mô hình tổ hợp tác khu II, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) xuất bán từ 3 - 4 lứa lợn/năm, đầu ra sản phẩm ổn định.

Chăn nuôi lợn quy trình sạch, hộ tham gia mô hình tổ hợp tác khu II, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) xuất bán từ 3 - 4 lứa lợn/năm, đầu ra sản phẩm ổn định.

(HBĐT) - Nhen nhóm, hình thành từ những hộ nông dân có cùng sở thích sản xuất, kinh doanh, mô hình tổ hợp tác đã xuất hiện và nhân rộng ở các KDC trên địa bàn thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn).

 

Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hội ND thị trấn cho biết, tháng 9/2013, khi UBND thị trấn cho phép thành lập đến nay, thị trấn đã có 5/6 chi hội nông dân xây dựng được mô hình tổ hợp tác, mỗi chi hội có từ 1 - 2 mô hình. Với đặc thù KT-XH, thị trấn có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, kinh tế đồi rừng, nhất là thế mạnh chăn nuôi. Mô hình kinh tế tập thể trước hết khởi xướng từ nhu cầu được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, cùng làm giàu của hội viên nông dân các chi hội, tiếp đó mới là nhu cầu về vốn. 

 

Đưa chúng tôi đi thăm gia đình các thành viên tham gia mô hình tổ hợp tác khu II, bà Nguyễn Thị Hồng,  trưởng nhóm mô hình chia sẻ: Các thành viên đều tham gia trên tinh thần tự nguyện, người nhiều kiến thức, kinh nghiệm san sẻ cho người còn thiếu. Với 21 thành viên, ở đây, gia đình thành viên nào cũng nấu rượu, nuôi lợn, tận dụng sản phẩm phụ bỗng rượu cho lợn ăn thêm rau, các loại cám sắn, ngô, tuyệt đối không sử dụng thức ăn công nghiệp. Chính vì vậy, đầu ra sản phẩm ổn định và được giá. Cung ứng thực phẩm cho thị trường dịp trước, trong, sau Tết, hàng chục hộ thành viên mô hình đã xuất bán lứa lợn, bình quân mỗi hộ xuất 20 - 25 con, mỗi con từ 80  - 110 kg với giá bán lợn hơi 46 - 48.000 đồng/kg. ông Hà Minh Tiến, thành viên mô hình khu II phấn khởi cho biết: Chăn nuôi theo kiểu dân dã, không dùng thức ăn sẵn nên nhóm sản xuất chúng tôi có vất vả hơn nhưng bù lại sức lớn của lợn nuôi không thua kém, thịt thành phẩm lại đảm bảo sạch, tạo yên tâm cho người tiêu dùng.

 

Chính nhờ thực hiện phương thức chăn nuôi sạch, an toàn nên thị trường đầu ra của các nhóm mô hình tổ hợp tác ở thị trấn Kỳ Sơn cung ứng đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Thương lái từ thành phố Hòa Bình và một số tỉnh, thành lân cận tìm đến tận nơi, đặt mua cả đàn. Có những thành viên như hộ các ông: Trịnh Văn Yên, thành viên mô hình khu II, Nguyễn Hồng Mạch, thành viên mô hình khu III... nuôi lợn rừng, lợn bản địa và gà thả vườn có quy mô trang trại với số lượng hàng trăm con, doanh thu lên tới hàng tỷ đồng/năm.

 

Đến nay, tại 5 KDC thị trấn đã thành lập 7 tổ hợp tác, tổ ít nhất có 5 thành viên, đông nhất có hơn 20 thành viên. Các thành viên nhóm, tổ hầu hết có cùng sở thích chăn nuôi lợn sạch, cá, ong mật, gà thả vườn. Không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 2 - 4 lao động trong mỗi hộ thành viên, các nhóm, tổ còn tạo việc làm thời vụ cho hàng trăm lao động. Để hỗ trợ mở rộng sản xuất các mô hình, trong năm 2013, Hội ND thị trấn đã tạo điều kiện giúp 15 thành viên nhóm, tổ hợp tác khu II, khu III được tiếp cận quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh, huyện với tổng vốn vay 350 triệu đồng. Bên cạnh đó, phối hợp với các ngành, đoàn thể, trạm khuyến nông, trung tâm học tập cộng đồng mở 6 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi căn cứ vào nhu cầu, bình quân mỗi lớp thu hút 40 học viên trở lên.

 

Thống kê sơ bộ tại 7 mô hình tổ hợp tác ở các KDC có quy mô 125 con lợn nái rừng, lợn bản địa, trên 400 lợn, khoảng 10.000 con gà, ngan chăn nuôi theo quy trình sạch, gần 600 con nhím, ba ba, động vật quý hiếm khác và gần 10 tấn cá thương phẩm. 90% sản phẩm do các thành viên nhóm, tổ sản xuất cung cấp cho thị trường khó tính như Hà Nội, Hải Dương và trong tỉnh. Đến nay, có khoảng 70 hộ tham gia các mô hình với tổng thu nhập bình quân đạt 50 triệu đồng/ hộ/năm trở lên. Sự ra đời của các mô hình đã góp phần thúc đẩy phong trào SX-KD giỏi trong hội viên nông dân, làm tăng số hộ hội viên nông dân có thu nhập cao đạt trên 30%, bình quân thu nhập đầu người của thị trấn hiện đạt trên 30 triệu đồng/ năm. Năm 2013, với tổng số 243 hộ hội viên, Hội ND thị trấn có 184 hộ đạt SX-KD giỏi, trong đó có 12 hộ SX-KD giỏi cấp tỉnh, 33 hộ đạt cấp huyện và 139 cấp cơ sở. Hầu hết hộ tham gia mô hình tổ hợp tác ở các KDC đã nỗ lực SX-KD để đạt danh hiệu đó.

 

                                                                                                Bùi Minh     

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục