Lãnh đạo Ban quản lý các KCN tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội thảo.
(HBĐT) - Chiều 3/3, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã tổ chức hội thảo đề án đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020. Tham dự có lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Công thương và Ban Quản lý các KCN tỉnh.
Đề án nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và mục tiêu do Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV ( nhiệm kỳ 2010 -2015) đặt ra. Thực hiện mục đích phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh, những khó khăn, vướng mắc; đưa ra các mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh đầu tư hạ tầng KCN, CCN, thu hút đầu tư, tạo việc làm và thu nhập cho lao động tiến tới hoàn thành quy hoạch phát triển các KCN, CCN tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 đã được phê duyệt. Việc phát triển các KCN, CCN của tỉnh đặt trong tổng thể mục tiêu, định hướng phát triển KT-XH của tỉnh có tầm nhìn dài hạn lấy hiệu quả KT-XH, môi trường là mục tiêu cao nhất; khuyến khích, huy động các nguồn lực tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN, CCN nhằm thu hút đầu tư phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020… Phát triển các KCN, CCN theo quy hoạch đã được phê duyệt, phấn đấu đến năm đến năm 2020, 100% các KCN, CCN có chủ đầu tư hạ tầng, trong đó có 5 KCN và 6 KCN được đầu tư hạ tầng kỹ thuật; các KCN, CCN có chủ đầu tư hạ tầng triển khai đầu tư. Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản lấp đầy diện tích KCN Lương Sơn, bờ trái Sông Đà, Yên Quang, Mông Hóa, Nam Lương Sơn, Lạc Thịnh, đưa tỷ lệ đóng góp các KCN, CCN đạt khoảng 7000 tỷ đồng, chiếm 50% giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh…
Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến có giá trị cho rằng, đề án được xây dựng khoa học, chi tiết, bố cục hợp lý đánh giá thực trạng phát triển các KCN, CCN của tỉnh đến năm 2013; đề ra mục tiêu, giải pháp phát triển các KCN, CCN giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó đề xuất các cơ chế đặc thù, hỗ trợ, huy động nguồn vốn phát triển các KCN, CCN, các giải pháp về lao động cung cấp cho các dự án hoạt động, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội của tỉnh. Lãnh đạo BQL các KCN đã tiếp thu các ý kiến phát biểu để hoàn thiện đề án trình UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở để trình Tỉnh ủy xây dựng Nghị quyết về phát triển các KCN, CCN tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020.
PV
(HBĐT) - Trong những năm qua huyện Đà Bắc đã tập trung sức mạnh tổng hợp chỉ đạo thực hiện chương trình hành động về phát triển chăn nuôi đại gia súc, phát triển ngành thuỷ sản vùng lòng hồ phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Huyện đã có những định hướng, chỉ đạo sâu sát về hướng phát triển cây, con hàng hoá, nâng tầm về chất trong phát triển kinh tế (nông-lâm-ngư nghiệp, phát triển TTCN...). Các ngành, xã, thị trấn đã có sự vào cuộc cụ thể khi tiếp tục đưa những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đến bà con nông dân.
(HBĐT) - Hội CCB huyện Kỳ Sơn có 2.446 đồng chí, sinh hoạt tại 15 cơ sở hội. Trong những năm qua, Hội CCB huyện Kỳ Sơn đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp hội viên CCB xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Trong 3 năm (2011-2013) bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Đà Bắc đã chỉ đạo thực hiện 8 mô hình phát triển sản xuất tại 4 xã: Hiền Lương, Toàn Sơn, Tu Lý, Mường Chiềng với tổng nguồn vốn của chương trình được phân bổ 1,5 tỷ đồng.
(HBĐT) - Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh ta thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo kế hoạch hành động đã được UBND tỉnh ban hành, ngành nông nghiệp sẽ được tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
(HBĐT) - Xã Kim Bình (Kim Bôi) hiện có hơn 1.000 hộ với trên 4.000 nhân khẩu, được chia thành 6 khu dân cư. Là xã nằm ở trung tâm huyện, giao thông đi lại thuận tiện, địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp..., đây là những điều kiện thuận lợi để xã Kim Bình thực hiện mục tiêu xây dựng NTM.
(HBĐT) - Với những tiềm năng thế mạnh sẵn có trong những năm gần đây, huyện Lạc Sơn có những bước phát triển nhanh về kinh tế, trong đó có ngành CN-TTCN và làng nghề. Công nghiệp tập trung vào ngành nghề nông thôn phát triển, đã tiếp thu một số nghề mới; các nghề truyền thống được duy trì phát triển. Kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh theo hướng sản xuất tập trung, góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.