Chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại đang được phát triển, nhân rộng ở xã Phú Thành (Lạc Thủy).

Chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại đang được phát triển, nhân rộng ở xã Phú Thành (Lạc Thủy).

(HBĐT) - Theo rà soát, tổng hợp của hệ thống thú y, trên địa bàn tỉnh hiện có 68 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô lớn, trong đó có 55 cơ sở chăn nuôi gà thương phẩm sản xuất được khoảng hơn 2 triệu con xuất chuồng/năm, sản lượng thịt hơi gần 5.800 tấn, có 20 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị quy mô từ 300 - 3.000 con, cung cấp khoảng 15.000 con lợn giống, 19.100 con lợn hậu bị/năm. Ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi trong nông hộ có thể phát triển chăn nuôi một số con nuôi đặc sản như lợn bản địa, don, nhím. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh gồm gần 105.000 con trâu, bò, dê, hơn 5,3 triệu con gà, vịt.

 

Ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi trong nông hộ có thể phát triển chăn nuôi một số con nuôi đặc sản như lợn bản địa, don, nhím. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh gồm gần 105.000 con trâu, bò, dê, hơn 5,3 triệu con gà, vịt.  

Nhằm cải tiến hệ thống tổ chức sản xuất chăn nuôi, tạo sự chuyển dịch mang tính bền vững, khai thác tiềm năng, nâng cao hiệu quả, giá trị chăn nuôi, tỉnh đang tích cực triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo tăng trưởng bền vững. Trong đó, chú trọng vấn   đề quản lý con giống, cải tiến phương thức chăn   nuôi và mở rộng hướng   sản xuất quy mô trang trại, gia trại. Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Trưởng phòng Chăn nuôi, Chi cục Thú y cho biết: Hiện nay, chất lượng con giống trên địa bàn còn hạn chế, con giống tạp giao, không đảm bảo yếu tố giống. Hơn nữa, tầm vóc đàn trâu, bò ở nhiều địa phương trong tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu, giống trâu nội đang thoái hóa. Do vậy, giải pháp được ngành chăn nuôi tỉnh đẩy mạnh trong khâu quản lý con giống, cụ thể là loại bỏ những con kém chất lượng, tiến hành chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để cải tạo đàn trâu địa phương, tuyển chọn tại chỗ kết hợp nhập tinh có chọn lọc và quản lý một số trâu đực có tầm vóc lớn, luân chuyển đực giống để nâng cao khả năng sinh sản, tăng trọng lượng xuất chuồng. Đối với đàn bò, thực hiện cải tạo theo hướng Sind hóa, Zêbu hóa, cải tạo đàn bò thịt địa phương. Năm 2014 và những năm tiếp theo, phát triển nhanh đàn trâu lấy thịt quy mô lớn, tập trung tại các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu, Đà Bắc và đàn bò thịt ở các huyện Tân Lạc, Yên Thủy, Mai Châu, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Cao Phong, thành phố Hòa Bình. Cùng với phương thức chăn nuôi bò truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ, chăn nuôi của tỉnh từng bước tổ chức theo phương thức nuôi vỗ béo, nuôi thịt có chất lượng cao, phục vụ cho người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh, hướng tới tạo ra thương hiệu trâu, bò thịt.

 

Năm 2013, tỉnh đã triển khai mô hình chăn nuôi gà thả vườn, gà đồi tại huyện Lạc Thủy chia làm 2 pha với tổng quy mô 10.000 con. Bên cạnh thúc đẩy hình thành các vùng chăn nuôi trang trại, đảm bảo an toàn dịch bệnh, mô hình còn thực hiện mục tiêu xây dựng thương hiệu “gà đồi Hòa Bình”. Giải pháp được ngành chăn nuôi duy trì đàn gia cầm là phát triển các mô hình chăn nuôi gà thả vườn, gà đồi, tận dụng điều kiện sẵn có ở địa phương, hạn chế nuôi thả rông trong KDC và khuyến khích phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại gia cầm thả vườn để tạo ra thương hiệu ổn định trên thị trường. Song song với phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp tập trung, khép kín tại các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Yên Thủy, Lạc Sơn, hệ thống chăn nuôi gia cầm được tổ chức lại theo quy trình Việt Gap, phát triển các giống gia cầm mới có năng suất cao kết hợp với các giống địa phương, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi kết hợp với các biện pháp phòng trừ dịch bệnh để đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện việc giữ giống, bảo tồn nguồn gen gia cầm đang được xúc tiến tại huyện Lạc Thủy với giống gà bản địa, tại huyện Lương Sơn với giống vịt bầu Bến.

 

Năm 2014, các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy Yên Thủy, Kim Bôi tập trung phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, đồng thời duy trì chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ trong các nông hộ. Vấn đề quản lý đàn lợn đực giống trên địa bàn, xây dựng các vùng chăn nuôi lợn ngoại và lợn lai gắn với ổn định, từng bước nâng cao chất lượng đàn lợn nái. Đối với những vùng có trình độ, kinh nghiệm chăn nuôi lợn tập trung phát triển chăn nuôi lợn ngoại để nâng cao chất lượng sản phẩm (tỷ lệ nạc cao). Theo kế hoạch, đàn lợn ngoại sẽ phát triển chiếm 40% tổng đàn lợn. Riêng với xã vùng cao của tỉnh, giống lợn bản địa lai rừng và lai các giống lợn nội khác có xu hướng phát triển mạnh để cải tạo đàn lợn tránh bị cận huyết, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo tồn quỹ gen giống lợn địa phương. Với đàn dê có tổng đàn khoảng 30.000 con, tỉnh đang từng bước hình thành các mô hình chăn nuôi dê, chế biến sản phẩm từ dê để tạo các vùng sản xuất hàng hóa về giống, thức ăn, sữa, thịt dê có giá trị kinh tế cao. Các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu hoàn thiện chương trình cải tạo đàn dê lai hiện có thông qua lai kinh tế với dê Bore để nâng cao tầm vóc, sản lượng và chất lượng thịt.

 

Giải pháp quan trọng cũng tiếp tục được triển khai, áp dụng là các biện pháp kỹ thuật để cải tiến hệ thống chăn nuôi kết hợp giữa chăn thả và nuôi nhốt để nâng cao hiệu quả sản xuất nông - lâm kết hợp và bảo vệ môi trường. Đồng thời chủ động kiểm soát, khống chế các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

 

                                                                Bùi Minh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các đại biểu và người lao động đến tham dự sàn giao dịch.
Quang cảnh hội nghị đại biểu người lao động Công ty Điện lực Hòa Bình năm 2014.
Nhà thầu đang hoàn thiện những phần việc cuối cùng khắc phục điểm sạt lở tại km 138 + 750, địa phận xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu.

Chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 của xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) là 32,9%, mặc dù đã giảm 4,7% so với năm trước nhưng vẫn cao hơn nhiều so với con số bình quân chung toàn tỉnh là 18,35%. Đây là thách thức lớn đặt ra cho chính quyền và nhân dân xã Bảo Hiệu trong quá trình xây dựng NTM. Để vượt qua thách thức này, vì là xã thuần nông nên chúng tôi xác định một trong những vấn đề trọng tâm là phải nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp - Đồng chí Vũ Minh Toàn, Chủ tịch UBND xã Bảo Hiệu cho biết.

Huyện Lương Sơn cần huy động các nguồn lực đẩy mạnh xây dựng NTM

(HBĐT) - Ngày 19/3, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại huyện Lương Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các sở NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính; lãnh đạo huyện Lương Sơn và 5 xã điểm NTM của huyện gồm: Nhuận Trạch, Hoà Sơn, Cao Thắng, Thành Lập, Liên Sơn.

Hội thảo tham vấn về thiết kế giai đoạn mở rộng dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Từ ngày 18 – 19/3, tại Trung tâm Thương mại AP Plaza đã diễn ra Hội thảo tham vấn về thiết kế Giai đoạn mở rộng Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc. Tham dự Hội thảo có đại diện Ngân hàng Thế giới, Ban Điều phối Dự án Giảm nghèo Trung ương và BQL Dự án Giảm nghèo 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biện, Lào Cai, Yên Bái.

Khi hình thức tổ chức sản xuất được quan tâm thúc đẩy

(HBĐT) - Trong khi ở nhiều địa phương trong tỉnh, việc thực hiện tiêu chí số 13 (hình thức tổ chức sản xuất) trong xây dựng NTM vẫn gặp trở ngại, tại 2 huyện Lương Sơn, Cao Phong, nơi SXNN sôi động, tiêu chí đang được hoàn thiện ở các xã góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM, nâng cao thu nhập và mức sống cư dân nông thôn.

Vốn chính sách xã hội đến với người dân xã Tây Phong

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn xã Tây Phong (Cao Phong) đầu tư phát triển sản xuất, từng bước vượt qua khó khăn thoát khỏi đói nghèo ổn định cuộc sống. Đến nay, dư nợ trên địa bàn xã Tây Phong đạt 21 tỉ đồng với 900 hộ vay vốn, bình quân dư nợ 23 triệu đồng/hộ. Xã có 22 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thực hiện 8 chương trình tín dụng chính sách. Nguồn vốn chính sách đã giúp cho gần 300 lượt hộ nghèo được vay vốn làm ăn, trong đó, đã có nhiều hộ thoát nghèo bền vững, gần 200 HS-SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng được gần 300 công trình NS&VSMT nông thôn.

Lạc Sơn: Thanh niên tu sửa 2,5km đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - Kết thúc 2 tuần đầu tháng thanh niên năm 2014, Đoàn các xã Yên Nghiệp, Văn Nghĩa, Mỹ Thành, Vũ Lâm, Bình Cảng và Đoàn trường THPT Cộng Hòa (Lạc Sơn) đã đồng loạt tổ chức các hoạt động ra quân thu hút được trên 500 ĐV-TN tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục