Cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong kiểm tra sử dụng vốn vay của hộ vay xóm Lãi, xã Tây Phong.
(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn xã Tây Phong (Cao Phong) đầu tư phát triển sản xuất, từng bước vượt qua khó khăn thoát khỏi đói nghèo ổn định cuộc sống. Đến nay, dư nợ trên địa bàn xã Tây Phong đạt 21 tỉ đồng với 900 hộ vay vốn, bình quân dư nợ 23 triệu đồng/hộ. Xã có 22 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thực hiện 8 chương trình tín dụng chính sách. Nguồn vốn chính sách đã giúp cho gần 300 lượt hộ nghèo được vay vốn làm ăn, trong đó, đã có nhiều hộ thoát nghèo bền vững, gần 200 HS-SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng được gần 300 công trình NS&VSMT nông thôn.
Tổ TK&VV phố Bằng có 45 thành viên thực hiện 5 chương trình tín dụng. Hiện, tổ đang quản lý tổng dư nợ 1.147 triệu đồng, bình quân mỗi hộ có dư nợ trên 25 triệu đồng. Qua kiểm tra, đánh giá, 100% hộ vay đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn đúng mục đích, không có nợ quá hạn. Nguồn vốn tín dụng chính sách được chuyển tải đến hộ kịp thời, đặc biệt, tín dụng HS-SV được giải ngân vào đầu các kỳ học, do đó không có trường hợp HS-SV nào phải nghỉ học vì lý do thiếu tiền trang trải chi phí học tập. Nhờ được vay vốn từ các chương trình tín dụng đã giúp các hộ gia đình trong tổ có thêm vốn đầu tư trồng hàng chục ha mía, cam, nuôi trâu, bò; xây dựng được 28 công trình nước sạch, công trình vệ sinh; giúp 19 HS-SV theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trong đó có 5 HS-SV đã tốt nghiệp ra trường bắt đầu trả nợ, xóa được 6 nhà tạm, xây mới được 10 căn nhà kiên cố... Từ nguồn vốn ưu đãi đã giúp 18 hộ thoát nghèo, nhiều hộ gia đình có việc làm, thu nhập ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Đặc biệt giúp cho những hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn có con theo học các trường chuyên nghiệp giảm bớt được gánh nặng nỗi lo tiền bạc. Một số hộ sử dụng vốn hiệu quả như hộ ông Đỗ Văn Quân, Bùi Văn Bản, bà Nguyễn Thị Thủy...
Theo lãnh đạo xã Tây Phong, để có được kết quả trên, UBND xã đã triển khai kịp thời các chương trình tín dụng chính sách đến ban XĐ-GN và 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác. Đồng thời, tổ chức tốt các đợt tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến đông đảo nhân dân bằng hình thức thông báo trên loa các thôn, xóm về hình thức cho vay, đối tượng thụ hưởng để nắm bắt. Hàng năm, UBND xã đã chỉ đạo rà soát, bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách kịp thời, chính xác, thuận lợi tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để từng bước phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, xã được NH CSXH huyện hướng dẫn triển khai các chương trình tín dụng chính sách, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ đến tổ chức hội nhận ủy thác, ban quản lý tổ TK&VV, giải đáp những thắc mắc trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến tổ chức hội và tổ TK&VV, hướng dẫn cập nhật sổ sách, theo dõi, ghi chép về hoạt động tín dụng và lưu giữ hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác ủy thác một cách khoa học. Đồng thời, thường xuyên giám sát nguồn vốn vay của tổ TK&VV, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của người vay, chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, không có nợ quá hạn trên địa bàn.
Có thể khẳng định, vốn chính sách là người bạn đồng hành của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn xã Tây Phong, góp phần thiết thực vào chương trình phát triển KT-XH ở xã đảm bảo an sinh xã hội.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Theo quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020, toàn tỉnh có 8 KCN với diện tích quy hoạch 1.672 ha, trong đó diện tích dất dành cho công nghiệp là 1140 ha.
Sau hai lần điều chỉnh, mức đầu tư của đường cao tốc dài 50 km này tăng từ 3.734 tỷ đồng lên 8.974 tỷ đồng, theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
(HBĐT) - Cùng đồng chí Đinh Duy Thích, Chủ tịch UBND xã Nam Phong (Cao Phong) đi trên con đường mới được làm trước Tết Nguyên đán 2014 của xóm Trẹo Ngoài 2, thấy được niềm vui có con đường mới của đồng bào các dân tộc nơi đây.
(HBĐT) - Theo quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt, tỉnh ta có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch 1.672 ha, đặt mục tiêu đến năm 2015, hoàn chỉnh đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà, hoàn thành xây dựng các KCN Yên Quang, Mông Hóa, Thanh Hà, Nam Lương, Nhuận Trạch và Lạc Thịnh. Nhưng đến nay, việc xây dựng và hoàn thiện hạ tầng các KCN diễn ra chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết 26 của BCH T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Đảng bộ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, vận động nhân dân khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất (SX), tăng sản phẩm hàng hóa, ổn định đời sống.
(HBĐT) - Ngày 15/3, tại TP Hoà Bình, CLB các nhà công thương Việt Nam tổ chức chương trình “Xuân hội tụ 2014”.