Thường trực HĐND tỉnh và lãnh đạo huyện Kim Bôi thăm mô hình trang trại của gia đình anh Bùi Văn Khằn, xóm Vọ, xã Cuối Hạ.

Thường trực HĐND tỉnh và lãnh đạo huyện Kim Bôi thăm mô hình trang trại của gia đình anh Bùi Văn Khằn, xóm Vọ, xã Cuối Hạ.

(HBĐT) - Tiếp chuyện chúng tôi, đồng chí Bùi Thanh Chương, Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ (Kim Bôi) chia sẻ: Cuối Hạ, đất rộng, dân cư đông, kinh tế thuần nông nhưng lại khó khăn về giao thông, thủy lợi. Vì thiếu nước, đất đai bị cày sới do khai thác khoáng sản nên bà con làm ra hạt lúa, củ khoai, trồng rau, nuôi con cá... rất khó khăn. Khi thành phẩm, những mặt hàng nông sản này lại bị tư thương ép giá (nguyên nhân là đường đi khó khăn). Vì vậy, năm 2013, thu nhập bình quân chỉ đạt 8,5 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo còn 39,5%.

 

Hưởng ứng chương  trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể cùng vào cuộc để vận động nhân dân thực hiện, nhưng vì xuất phát điểm thấp nên kết quả đạt được còn hạn chế. Đến hết năm 2013, xã mới hoàn thành được 4 tiêu chí.

 

Cuối Hạ có quỹ đất lớn, với tổng diện tích 3.615,99 ha. Trong đó, 2.304,93ha đất nông nghiệp; 241 ha đất phi nông nghiệp và 1.068,56 ha đất giao thông, sông suối, núi... Đến nay, còn 1/3 diện tích đất chưa sử dụng. Trước  đây vì mọi người đua nhau đi khai thác than, quặng thuê để kiếm tiền, không quan tâm nhiều đến việc trồng cấy, chăn nuôi. Nay nguồn than quặng đã gần cạn kiệt, hơn nữa, thấy rõ sự nguy hiểm đến tính mạng, lực lượng lao động chính của xã đã quay về với đồng ruộng. Điển hình là mô hình kinh tế trang trại của gia đình anh Bùi Văn Khằn ở xóm Vọ. Đứng trước hệ thống chuồng trại rộng thênh thang đang nuôi nhốt tới vài chục con lợn và vài trăm con gia cầm các loại, anh Khằn bộc bạch: Trước đây mình cũng  đã từng đi làm than để kiếm sống, vất vả, nguy hiểm lắm nhưng cũng chỉ kiếm đủ ăn. Muốn thoát nghèo bền vững phải có hướng làm ăn mới. Suy nghĩ nhiều rồi mình quyết định cải tạo đất, xây dựng chuồng trại để trồng trọt, chăn nuôi. Cho đến thời điểm hiện tại, mô hình kinh tế của gia đình đã cho thu nhập hàng chục triệu đồng. 

 

Từ mô hình kinh tế trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi của anh Bùi Văn Khằn đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho Cuối Hạ. Cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã tập trung tuyên truyền, giới thiệu để nhân rộng mô hình. Đồng thời, chỉ đạo các xóm chú trọng đảm bảo công tác thủy lợi, cấy hết diện tích, áp dụng tiến bộ KH-KT vào chăm sóc lúa và hoa màu. Chú trọng trồng và bảo vệ rừng (năm 2013, xã trồng mới trên 345 ha rừng, đạt trên 283% so với kế hoạch). Ổn định đàn gia súc, gia cầm hiện có, làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Để đạt được những kết quả đó, Cuối Hạ mong nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp, ngành về vốn, khoa học kỹ thuật...

                                               

 

 

                                                                           Lam Nguyệt

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục