(HBĐT) - Theo Phòng Kinh tế TP Hòa Bình, hiện trên địa bàn có hơn 600 cơ sở sản xuất CN-TTCN, tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất vật liệu xây dựng, chổi chít, đồ mỹ nghệ, linh kiện điện tử...

 

Giá trị sản xuất CN-TTCN (theo giá thực tế) ước đạt 518,6 tỉ đồng, tăng 16,18% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 24,7% kế hoạch năm 2014. Trong đó, khối doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 83 tỉ đồng; khối doanh nghiệp tư nhân ước đạt 173,4 tỉ  đồng; khối cơ sở sản xuất cá thể ước đạt 88 tỉ đồng; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 174,2 tỉ đồng. 


                                                                           
Đinh Thắng

 

 


Các tin khác

Không có hình ảnh
Chương trình khuyến mại “Giờ vàng” tại Trung tâm Điện máy Tám Oanh (TPHB) thu hút đáng kể sức mua người tiêu dùng trong dịp đón hè.
Lực lượng liên ngành BCĐ 127/ĐP huyện Lương Sơn phối hợp kiểm soát chuyên đề đảm bảo chất lượng ATTP tại quán ăn, nhà hàng trên địa bàn.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 1.000 tỉ đồng

(HBĐT) - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (theo giá thực tế) quý I/2014 của TPHB ước đạt 1.012 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2013, đạt 26,5% kế hoạch năm 2014, trong đó khối hộ cá thể ước đạt 458 tỷ đồng; khối doanh nghiệp ước đạt 554 tỷ đồng.

Quy hoạch gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, cả nước đã hoàn thành cơ bản hệ thống các cơ chế, chính sách. Công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, đội ngũ cán bộ xây dựng NTM đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, nhất là công tác quy hoạch gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, hiện vẫn còn nhiều hạn chế, cần có biện pháp cụ thể để xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong thời gian qua, chương trình xây dựng NTM ở huyện Cao Phong thực sự trở thành phong trào sâu, rộng trong cả hệ thống chính trị và nhân dân. Từ đầu năm 2013, BCĐ xây dựng NTM của huyện đã chỉ đạo các xã rà soát lại kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM; đăng ký các chỉ tiêu phấn đấu; xây dựng kế hoạch chi tiết và các giải pháp thực hiện, trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ: dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, VSMT, làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng... Các đoàn thể, nhân dân đã xây dựng chương trình công tác, tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tích cực hưởng ứng các phong trào xây dựng NTM. Mặt khác, các cơ quan chức năng của huyện đã tăng cường bám sát cơ sở để đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho các xã trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của chương trình.

Hướng tới xây dựng thương hiệu dổi

(HBĐT) - Xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được biết đến là vùng đất của cây dổi Mường Vang. Gia đình các ông: Bùi Văn Hền, Bùi Văn Biền, Bùi Văn Dạn... có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ cây dổi. Mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình trong xã đã tập trung chăm sóc, cải tạo vườn tạp, tận dụng diện tích đất của gia đình để mở rộng diện tích trồng dổi lấy hạt và ươm, bán cây giống đem lại giá trị kinh tế cao.

Các cơ sở ngành nghề nông thôn tạo việc làm cho 2.360 lao động

(HBĐT) - Theo thống kê, toàn tỉnh có 1.633 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn, doanh thu bình quân đạt trên 155 tỉ đồng/năm.

Trăn trở xây dựng NTM ở xã Phúc Tiến

(HBĐT) - “Tuy không xa trung tâm huyện nhưng địa hình của xã không bằng phẳng, nhiều núi đồi đan xem, ruộng ít, sản xuất và đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ và nhân dân rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, nhất là các tiêu chí về quy hoạch, văn hóa, xã hội, môi trường, giao thông...” - Đồng chí Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Phúc Tiến ( Kỳ Sơn) cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục