Ông Phing chăm sóc vườn cam.
(HBĐT) - Xóm Dài là xóm sâu, xa nhất của xã Bắc Phong (Cao Phong). Đây là xóm vùng 3 duy nhất của xã. Nhiều năm nay, bà con sinh sống chủ yếu bằng trồng lúa, ngô, mía và trồng rừng.
Năm 2006, ông Bùi Văn Phinh mạnh dạn trồng hơn 6.000 m2 cam lòng vàng trên diện tích đang trồng mía. Ở thị trấn Cao Phong có điều kiện thuận lợi thì việc trồng cam là bình thường. Nhưng ở đây là quá mạo hiểm, bởi muốn trồng cam phải có vốn dài, nắm chắc kỹ thuật và cách chăm sóc. Ông Phinh nghĩ, người khác làm được, mình quyết tâm sẽ làm được. Cây cam là cây lâu năm, đầu tư dài nhưng vẫn là cây “nhàn” hơn các cây khác. Sau khi trồng, làm hạ tầng, chủ yếu đầu tư kỹ thuật, phân bón, nước tưới. Nếu trồng cây mía, năm nào cũng phải đầu tư và làm vất vả. Mặt khác, thu nhập cây cam cao hơn nhiều với cây mía. Để học hỏi kỹ thuật, ông thường xuyên ra thị trấn Cao Phong thăm quan, học hỏi và đi tập huấn cách chăm sóc cây áp dụng trên vườn đất của mình cho phù hợp. Để lấy ngắn nuôi dài, ông trồng xen cam lòng vàng với cam Canh và khoai sọ. Thu nhập từ khoai sọ và cấy 3.000 m2 lúa hàng năm cũng đủ chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Sau 3 năm khi cam khép tán bắt đầu cho bói, ông không trồng cây ngắn ngày nữa. Năm thứ 4, từ cây cam, gia đình ông thu hoạch khoảng 180 triệu đồng, năm thứ 5 cho thu 230 triệu đồng. Vụ cam vừa rồi ông thu được 400 triệu đồng. Do chủ động được kỹ thuật, cách chăm sóc, năm nay ông mở rộng diện tích trồng thêm 2.000 m2.
Thấy ông Phinh thành công đưa cây cam về đồng đất của xóm, nhiều gia đình đã học tập làm theo. Ông thường xuyên giúp những hộ trong xóm kỹ thuật trồng cam đem lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 của tỉnh ước đạt 10,961 triệu USD, tăng 5,6% so với tháng trước, lũy kế 4 tháng ước đạt 39,568 triệu USD, tăng 49,79% so với cùng kỳ, thực hiện 26,38% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Căn cứ vào Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước. UBND tỉnh đã xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2011-2015 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 382/TTg-ĐMDN ngày 23/3/2012.
(HBĐT) - Những năm qua, công tác thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế của huyện. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,8%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt 48.365 triệu đồng, đạt 180,5% chỉ tiêu pháp lệnh tỉnh giao; tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện thực hiện 560 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 22,6 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,95%.
Những năm qua, Nhà nước đã quan tâm tăng đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, với mong muốn "trụ đỡ" của nền kinh tế phát triển toàn diện cho năng suất, chất lượng cao, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhưng thực tế việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với "đồng tiền bát gạo".
(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng, lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp, đã nhanh chóng thành lập và đi vào hoạt động Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) cấp tỉnh. Đây là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đồng thời tiếp nhận các nguồn vốn từ các chương trình, dự án góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác quản lý, BV&PTR trên phạm vi toàn tỉnh.
(HBĐT) - Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chú trọng triển khai kế hoạch dồn điền - đổi thửa, tích cực thực hiện các mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ KH-KT... Đó là những giải pháp chính quyền và nhân dân huyện Yên Thủy mạnh dạn triển khai nhằm tạo bước đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có tính chuyên canh và giá trị gia tăng bền vững.