Dồn điền, đổi thửa thành công, nông dân xã Yên Trị (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bí xanh, nâng cao hiệu quả sản xuất.
(HBĐT) - Trên 90 ha đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) của 179 hộ dân đã được dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) thành công. Đó là kết quả đầy thuyết phục mà UBND huyện Yên Thủy đã đạt được sau gần 1 năm tích cực triển khai thí điểm việc DĐĐT đất SXNN trên địa bàn hai xã Ngọc Lương và Yên Trị. Nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra giúp Yên Thủy cũng như các địa phương khác trong tỉnh tiếp tục thực hiện thành công quá trình DĐĐT - vốn được xem là tiền đề quan trọng để nâng cao hiệu quả SXNN và tạo “cú hích” mạnh mẽ cho xây dựng NTM.
8 bước để dồn điền, đổi thửa thành công
Thực hiện chủ trương DĐĐT đất SXNN trên địa bàn huyện, cuối tháng 5/2013, UBND huyện Yên Thủy đã ban hành Kế hoạch số 36, sau đó, thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm DĐĐT đất SXNN trên địa bàn huyện, giao phòng NN& PTNT là cơ quan thường trực, phối hợp với phòng TN&MT, các phòng chuyên môn có liên quan và UBND xã Ngọc Lương, UBND xã Yên Trị tổ chức thực hiện. Theo kế hoạch sẽ có 3 xóm tham gia thí điểm DĐĐT gồm 2 xóm Trường Long và Hổ 2 của xã Ngọc Lương, xóm Ao Hay của xã Yên Trị.
Tại cấp xã, UBND xã Ngọc Lương và UBND xã Yên Trị đã thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT xã và Ban DĐĐT tại 3 xóm thực hiện. Sau đó tổ chức các hội nghị tại xã, xóm để tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của DĐĐT, quán triệt chủ trương của Huyện ủy và kế hoạch của UBND huyện, tổ chức bàn bạc dân chủ, công khai trong nhân dân về phương án DĐĐT, làm cơ sở xây dựng đề án DĐĐT của từng xóm.
Tại xóm Trường Long (xã Ngọc Lương) đã có 34 hộ tham gia DĐĐT với tổng diện tích thực hiện 20,24 ha. Trước khi dồn, đổi, diện tích này được chia làm 504 thửa, bình quân mỗi hộ 15 thửa. Sau khi dồn, đổi còn 116 thửa, giảm được 388 thửa, bình quân mỗi hộ còn 3,5 thửa. Với kết quả này, xóm đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, tạo động lực giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và gắn bó với ruộng đồng. Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức thực hiện thành công DĐĐT trên địa bàn, đồng chí Đinh Duy Hải - Trưởng xóm, Trưởng Ban DĐĐT xóm Trường Long cho biết: BCĐ DĐĐT xã Ngọc Lương, Ban DĐĐT xóm Trường Long đã nghiêm túc triển khai quy trình 8 bước thực hiện công tác DĐĐT do BCĐ huyện hướng dẫn. Bước 1: BCĐ DĐĐT xã tổ chức họp phân công nhiệm vụ các thành viên, bàn kế hoạch triển khai thực hiện. Bước 2: BCĐ xã tổ chức họp với Ban DĐĐT các xóm, bí thư chi bộ các xóm, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và Đảng ủy xã, mời tổ công tác của BCĐ huyện về dự họp. Bước 3: Xóm họp chi bộ mở rộng để bàn kế hoạch triển khai thực hiện; Ban DĐĐT xóm tổ chức họp triển khai đến toàn thể nhân dân trong xóm. Bước 4:
Trao đổi về cách làm của Yên Thủy với quyết tâm thực hiện DĐĐT thành công, đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy nhìn nhận: Cả 3 xóm thí điểm đều thực hiện DĐĐT theo cách quy hoạch lại đồng ruộng, phân chia diện tích đất nông nghiệp thành các cánh đồng, tổ chức bốc thăm vị trí đất của từng hộ trên từng cánh đồng, sau đó đo đạc, giao đất cho các hộ theo vị trí đã bốc thăm, đảm bảo diện tích đất các hộ đã được giao theo khẩu từ năm 1993. Với cách làm này, công tác DĐĐT tại các xóm đã thực hiện đúng nguyên tắc UBND huyện quán triệt là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân được hưởng lợi”, từ đó tạo được sự đồng thuận trong nhân dân và đạt những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Sẽ tiếp tục nhân rộng trong năm 2014
Sau gần 1 năm tích cực DĐĐT tại 3 xóm, huyện Yên Thủy đã vận động được 179 hộ dân tham gia thực hiện, diện tích đã DĐĐT 90,54 ha, trong đó, xóm Trường Long có 20,24 ha, xóm Hổ 2 có 33,59 ha và xóm Ao Hay có 36,71 ha. Trước khi dồn đổi, tổng số thửa tại 3 xóm trên 1.648 thửa, bình quân mỗi hộ 10-15 thửa, cá biệt có hộ có đến 30 thửa. Sau khi dồn, đổi hiện còn 504 thửa, bình quân mỗi hộ còn 2,8 thửa. Cụ thể: xóm Hổ 2 sau khi dồn, đổi còn 203 thửa, bình quân mỗi hộ còn 3 thửa; xóm Trường Long còn 116 thửa, bình quân mỗi hộ còn 3,5 thửa; xóm Ao Hay còn 185 thửa, bình quân mỗi hộ còn 2 thửa. Trong quá trình thực hiện DĐĐT, các xã, xóm còn kết hợp với quy hoạch, xây dựng lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, nhân dân đã hiến gần 35.000 m2 đất để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng theo quy hoạch NTM. Về phía chính quyền địa phương, huyện Yên Thủy đã trích 200 triệu đồng từ nguồn vượt thu ngân sách huyện và gần 350 triệu đồng từ nguồn cấp bù thủy lợi phí để hỗ trợ thực hiện các hạng mục đào đắp, làm đường giao thông thủy lợi nội đồng, sửa chữa cống nội đồng, xây dựng bai dâng và kênh dẫn nước...
Đánh giá kết quả đạt được, UBND huyện Yên Thủy cho biết: DĐĐT đã khắc phục được đáng kể tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ đã giảm 64,21%. Việc DĐĐT thành công đã tạo nhiều thuận lợi cho SXNN. Cụ thể, trong sản xuất vụ đông - xuân 2013 - 2014, việc gieo trồng các loại cây được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn trước, ước tính đã giảm khoảng 40% ngày công lao động so với trước khi DĐĐT, giảm chi phí sản xuất khoảng 7 triệu đồng/ha. Kết quả này khiến người dân thực sự phấn khởi và hơn thế nữa, việc hình thành được những thửa ruộng lớn, cánh đồng lớn như hiện nay sẽ tạo ra “cú hích” mang tính đột phá để huyện Yên Thủy đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp theo hướng SXHH có giá trị kinh tế cao.
Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Thực tế triển khai thí điểm DĐĐT đất SXNN trên địa bàn huyện đã cho thấy đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, được người dân đồng tình ủng hộ và thiết thực phục vụ cho lợi ích của người dân. Chính vì vậy, huyện Yên Thủy xác định tiếp tục chỉ đạo, triển khai nhân rộng DĐĐT trên địa bàn huyện là cần thiết nhằm từng bước khắc phục tình trạng đất đai manh mún, quy hoạch lại đồng ruộng, hình thành các ô, thửa lớn, có hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng thuận lợi để áp dụng các tiến bộ KH-KT và đưa cơ giới vào SXNN, giúp giảm chi phí sản xuất, giải phóng sức lao động, tăng năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập của người nông dân, từng bước hình thành các vùng SXHH tập trung quy mô lớn.
Được biết, trong năm nay, huyện Yên Thủy sẽ tiếp tục nhân rộng DĐĐT theo cách làm của 3 xã đã thực hiện thí điểm, tiếp tục dành kinh phí để hỗ trợ công tác DĐĐT, đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sau khi DĐĐT. Dự kiến, trong năm nay, huyện sẽ thực hiện DĐĐT đất nông nghiệp trên địa bàn 15 xóm thuộc các xã Ngọc Lương, Lạc Lương, Yên Trị, Yên Lạc, Bảo Hiệu, Phú Lai, Lạc Thịnh, Đoàn Kết và Hữu Lợi.
Thu Trang
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện có địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung, đời sống chủ yếu dựa vào SXNN. Trước thực trạng đó, những năm qua, huyện Đà Bắc đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật để người dân ứng dụng vào sản xuất.
(HBĐT) - Sáng 19/5, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Quang Minh, Ủy viên TT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong. Tham gia đoàn khảo sát có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, các Ban của HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng như: dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 433, QL 21A, QL 12B, QL 6 (đoạn qua tỉnh Hòa Bình), dự án đường Chi Lăng kéo dài... phục vụ phát triển KT-XH địa phương và khu vực. Tại các công trình giao thông trọng điểm, chủ đầu tư và nhà thầu đang tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch, nguồn vốn phân bổ, sớm đưa các dự án vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Hền, xóm Be Trên, xã Chí Đạo (Lạc Sơn), khi gia đình ông đang chuẩn bị xuất nốt số giống cây dổi của vụ ươm năm 2013. Phấn khởi vì cây giống luôn được khách hàng tin tưởng và tiếp tục đặt hàng cho năm sau, ông Hền cho biết: Cũng như nhiều hộ gia đình khác trong xã, gia đình ông đã thoát nghèo và phát triển kinh tế gia đình từ cây dổi, loại cây trồng mà người trồng không kiên trì, nhẫn nại sẽ không “chinh phục” được nó – Loại ây ươm giống một chục hạt chỉ sống được 3-4 hạt, cây trồng phải 10 năm mới cho hạt bói… Vậy mà đến nay, mỗi năm, gia đình ông thu nhập từ cây dổi đạt 100 triệu đồng/năm, giống cây ươm đạt trên 90% tỷ lệ cây sống và nhờ chăm sóc tốt, nhiều cây dổi trên 8 năm trồng đã cho quả bói.
(HBĐT) - Sáng 18/5, Công ty CP Du lịch Hòa Bình đã tổ chức khởi công khách sạn Hòa Bình 1. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn, đông đảo các đối tác của Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Sáng ngày 17/5, Tổng cục thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại địa phận xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Cùng dự có lãnh đạo huyện Cao Phong, thành viên ban chỉ đạo 188 của tỉnh (chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020).