Dưa hấu, dưa bở Kim Bôi được thị trường trong, ngoài tỉnh ưa chuộng.

Dưa hấu, dưa bở Kim Bôi được thị trường trong, ngoài tỉnh ưa chuộng.

(HBĐT) - Thời tiết lúc trồng không mấy thuận lợi, năng suất dưa hấu, dưa bở không cao như mọi năm nhưng bù lại tình hình thị trường, giá cả lại ổn định suốt từ đầu đến cuối vụ. Chính bởi điều này nên người trồng dưa hấu, dưa bở trên địa bàn huyện Kim Bôi đang trong tâm trạng phấn chấn.

 

Đã ở vào thời điểm cuối vụ nhưng suốt dọc tuyến đường trải dài từ các xã Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Vĩnh Đồng đến Hợp Kim, Nam Thượng, Cuối Hạ, Sào Báy, Mỵ Hòa… vẫn còn hàng trăm điểm tập kết, buôn bán dưa bở, dưa hấu. Nông dân trồng dưa trên đất ruộng, đất bãi vẫn mải miết thu hái những lứa dưa kỳ cuối hiện chỉ còn tính bằng ngày. Ông Bùi Văn Nhinh ở xóm Bãi Xe, xã Nam Thượng cho biết: Do mưa vào lúc dưa đang ra hoa, đậu quả nên tỷ lệ đậu giảm, sản lượng thu đạt thấp (chỉ đạt khoảng 70% so với các năm trước). Tuy nhiên, nhờ bà con chủ động trong quá trình thu hoạch, theo dõi sát sao tình hình thời tiết nên diện tích dưa ở vùng này không bị ảnh hưởng đáng kể, kể cả khi phải trải qua 2 đợt mưa to, lốc xoáy tại địa bàn.

 

Tuy các lứa quả không vượt trội so với mọi năm nhưng ở vụ dưa năm nay, cỡ quả có sự đồng đều, chất lượng lại không hề thua kém. Do vậy mà dưa hấu, dưa bở Kim Bôi tiếp tục được thị trường ưa chuộng bởi màu sắc tươi đỏ, vị ngọt đậm của dưa hấu và độ bở, ngọt mát của dưa bở vốn thích hợp trồng trên đồng đất nơi đây. Theo ông Bùi Xuân Bộ - Phó trưởng phòng NN & PTNT huyện, ở vụ này, toàn huyện trồng gần 127 ha dưa hấu và 131,5 ha dưa bở. So với các vụ trước, diện tích trồng dưa giảm chừng dăm chục ha. Các xã đứng đầu về diện tích vụ dưa vẫn là Nam Thượng, Hợp Kim, Sào Báy, Mỵ Hòa, Vĩnh Tiến… Về năng suất vụ này qua kiểm tra thực tế và phản ánh của người trồng thì đối với dưa hấu chỉ đạt trên, dưới 17 tấn/ha, dưa bở đạt 15 – 17 tấn/ha.

 

Tham khảo tại các điểm bán dưa dọc tuyến đường, giá dưa hấu bán tại ruộng  từ 8.000 - 12.000 đồng/kg tùy loại, dưa bở giá 5.000 – 6.000 đồng/kg. Bà Bùi Thị Nỏn – hộ trồng dưa ở xóm Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến cho biết: Dạo đầu mùa, giá dưa bở bán buôn cho khách đều trên 10.000 đồng/kg. Ở kỳ giữa, khi các lứa dưa thu rộ, giá thấp nhất là 3.000 đồng/kg. Giờ cuối vụ, thời tiết nắng, nóng nên dưa hấu, dưa bở bán chạy và được giá hơn. Đem so sánh với các vụ dưa năm 2012, 2013, dưa tiêu thụ chậm, giá dưa bở có lúc chỉ 500 – 1.000 đồng/kg, nhiều nhà trồng dưa rơi vào tình cảnh phải đem dưa làm thức ăn cho gia súc… thì vụ này, người trồng dưa được lợi hơn.

 

Năng suất không cao nhưng giá trị kinh tế khá đã tạo động lực để nông dân các xã trên địa bàn huyện hăng hái, khẩn trương tận thu sản lượng dưa và chuẩn bị bước vào sản xuất vụ tiếp theo. Đồng thời, người trồng dưa cũng phấn khởi, lạc quan khi lựa chọn duy trì trồng dưa ở các vụ sau trên phần quỹ đất thích hợp.

 

 

 

                                                                              Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Đại diện Khối thi đua các Doanh nghiệp Ngân hàng – Bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2014.
Không có hình ảnh
Xã Kim Tiến tập trung nâng cấp đường giao thông nông thôn hướng tới đạt tiêu chí NTM.
hạ tầng khu vực thành phố Hòa Bình được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH.

Khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo tại xã Pà Cò

(HBĐT) - Sáng 22/5, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Quang Minh, Ủy viên TT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc triển khai kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và chính sách định canh, định cư giai đoạn 2010-2014 trên địa bàn xã Pà Cò (huyện Mai Châu). Tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh và các Ban HĐND tỉnh.

Khai thác nội lực - khâu đột phá trong xây dựng NTM ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngay từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Tân Lạc đã huy động mọi nguồn lực để phấn đấu đạt và vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra. Trong 3 năm (2011- 2013) nguồn lực được huy động cho chương trình xây dựng NTM của huyện đạt gần 200 tỉ đồng. Trong đó ngân sách T.Ư trên 19 tỉ đồng; ngân sách tỉnh trên 48 tỉ đồng; ngân sách huyện trên 65 tỉ đồng; vốn lồng ghép trên 47 tỉ đồng; dân đóng góp trên 14 tỉ đồng. Riêng năm 2013, nguồn vốn được huy động thực hiện chương trình trên 94 tỉ đồng.

Tập trung mọi nguồn lực xây dựng NTM

(HBĐT) - Là xã điểm của tỉnh, sau 3 năm triển khai tích cực và đồng bộ chương trình xây dựng NTM, diện mạo nông nghiệp, nông thôn của xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) đã có những đổi thay rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,83%.

Huyện Cao Phong được phân bổ trên 9 tỉ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Năm 2014, huyện được phân bổ 9.072 triệu đồng từ nguồn vốn trái phiếu để thực hiện xây dựng NTM.

Huyện Yên Thủy: Trên 112 tỉ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Yên Thủy, năm 2014, huyện đầu tư xây dựng NTM cho 12 xã trên địa bàn huyện, trong đó, ưu tiên cho 2 xã điểm phấn đấu về đích năm 2015 là Ngọc Lương và Yên Lạc.

Yên Thuỷ: Năng suất bí xanh giảm, nông dân vẫn có lãi

(HBĐT) - Giữa tháng 5 là thời điểm nông dân huyện Yên Thủy tập trung thu hoạch bí xanh vụ xuân năm 2014. Đây là loại cây có nhiều ưu điểm và đang dần khẳng định được hiệu quả kinh tế khá nổi bật. Ước tính nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, năng suất bình quân của bí xanh có thể đạt 25-30 tấn/ha, đầu tư thâm canh 2 vụ/năm sẽ cho lãi sau đầu tư khoảng 100 triệu đồng/ha, thâm canh 3 vụ/năm có thể thu về số lãi khoảng 160 triệu đồng/ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục