Mô hình phát triển cây chè ở huyện Lạc Thủy hứa hẹn mở hướng giúp người dân nâng cao thu nhập và ổn định sản xuất. Ảnh: Nông dân huyện Lạc Thủy thăm quan, học tập kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây chè của Đội 6, Nông trường Sông Bôi.
(HBĐT) - Theo lộ trình xây dựng NTM sẽ dần hình thành diện mạo một nông thôn có nền sản xuất phát triển, kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, đời sống văn minh, dân chủ được phát huy, môi trường sinh thái được bảo vệ... Những giá trị đó được xây đắp và gìn giữ bởi một nhân tố cốt lõi: Người dân làm chủ NTM. Để làm chủ được NTM, họ trước hết phải là những con người mới biết cách làm chủ cuộc sống của mình.
Bài 1:
Cốt lõi là xây dựng con người mới
Đến xóm Khoang, xã Sơn Thủy (Kim Bôi), có lẽ ai cũng biết ông Bùi Văn Lực - người tiên phong xuất sắc của xã Sơn Thủy nói riêng và huyện Kim Bôi nói chung khi chuyển đổi thành công diện tích đất lúa sang trồng cây ăn quả. Năm 2009, ông Lực mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ 1,2 ha đất ruộng và đất vườn của gia đình để thử sức với mô hình trồng nhãn Hương Chi kết hợp trồng xen đu đủ. Đây là quyết định mang tính chất đổi đời đối với gia đình ông. Vượt qua những khó khăn ban đầu, vài ba năm trở lại đây, gia đình ông Lực luôn có thu nhập rất cao và ổn định từ vườn nhãn. Sau khi trừ hết chi phí đầu tư, mỗi vụ nhãn mang lại cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng, có năm trúng mùa, trúng giá, ông thu về cả tỷ đồng tiền lãi. Sự đầu tư đúng hướng đã giúp gia đình ông Lực giàu lên vững chắc từ chính mảnh đất, thửa ruộng của mình. Từ mô hình chuyển đổi hiệu quả cao của gia đình ông Bùi Văn Lực, nhiều hộ gia đình ở xã Sơn Thủy đã mạnh dạn hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, cây nhãn Hương Chi đã trở thành cây trồng chủ lực giúp nhiều hộ nông dân trong xã bám đất, bám ruộng để thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Nhìn rộng ra phạm vi toàn tỉnh, theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NN&PTNT, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 8.153 ha đất lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như: 50 ha nhãn, 175 ha bưởi, 220 ha cam, 1.145 ha mía, 1.933 ha rau các loại... Việc lựa chọn những cây trồng thích hợp, mạnh dạn chuyển đổi các mô hình phát triển sản xuất đã mở ra cơ hội mới cho nhiều hộ nông dân trong nỗ lực tìm hướng thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Hiện, toàn tỉnh có khoảng 340 hộ nông nghiệp có mức thu nhập từ 500 triệu đồng - 1 tỷ đồng/hộ/năm, đặc biệt có 42 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng/hộ/năm, tập trung chủ yếu tại các huyện: Cao Phong, Lạc Thủy, Lương Sơn và Kim Bôi. Chắc chắn trên thực tế những con số này sẽ không chỉ khiêm tốn như vậy. Điều đáng nói là cùng với sự chuyển mình đầy thuyết phục của nền kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà trong những năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương nông dân làm kinh tế giỏi. Họ biết cách làm chủ cuộc sống, biết tìm kiếm và nắm lấy những cơ hội để vượt qua hoàn cảnh, vươn lên làm giàu cho gia đình và cho quê hương. Đó là chân dung sống động của những con người NTM mà với sự xuất hiện của họ, nông nghiệp - nông thôn tỉnh ta sẽ ngày càng khởi sắc và đạt được những giá trị bền vững.
Xác định con người là giá trị cốt lõi trong xây dựng NTM, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã chú trọng xây dựng con người mới có đủ năng lực làm chủ NTM. Khi triển khai chương trình, các huyện, thành phố đều quán triệt: xây dựng NTM không phải đầu tư đơn thuần về của cải, vật chất mà vấn đề then chốt là nâng cao vai trò, năng lực làm chủ của người dân. Không thể có NTM nếu lao động nông thôn thiếu việc làm và thu nhập bấp bênh, chính vì vậy, nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu là tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ người dân phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập. áp vào các nội dung thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, đây là nhóm giải pháp nhằm đạt 4 tiêu chí: số 10 (thu nhập), số 11 (tỷ lệ hộ nghèo), số 12 (tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên) và số 13 (hình thức tổ chức sản xuất).
Cụ thể, sau 3 năm triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, đến nay, các huyện, thành phố đã và đang chỉ đạo, hướng dẫn các xã thực hiện trên 156 mô hình phát triển sản xuất. Các mô hình được tập trung tại các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2015 với tổng kinh phí hỗ trợ 15.990 triệu đồng (nguồn vốn NTM). Nhìn chung, các mô hình đã tác động tích cực đến nhận thức và hành động của người dân, tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bước đầu giúp người dân biết cách làm chủ quy trình SXNN. Bằng nguồn vốn lồng ghép 104.600 triệu đồng, toàn tỉnh đã triển khai được hơn 60 mô hình nông, lâm, ngư nghiệp; mua sắm 859 máy móc, thiết bị bảo quản, chế biến phục vụ sản xuất; hỗ trợ 37.674 con giống các loại với 21.450 hộ được hưởng lợi; tập huấn được 41 lớp khuyến nông, lâm, ngư cho 1.512 lượt người dân... Với những giải pháp tích cực và đồng bộ, đến nay, toàn tỉnh đã có 60/191 xã đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất, tăng 34 xã so với năm 2010; 115 xã đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tăng 115 xã so với năm 2010; 71 xã đạt tiêu chí về thu nhập, tăng 63 xã so với năm 2010; 52 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo, tăng 27 xã so với năm 2010. Mỗi năm, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đã tăng thêm khoảng 2,3 triệu đồng/ người/năm, lên mức 13,5 triệu đồng/người/ năm vào năm 2014; tỷ lệ hộ nghèo bình quân khu vực nông thôn giảm mỗi năm khoảng 3,5%, xuống còn 21,73% vào năm 2013 trong khi tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh là 18,35%. Kết quả này chứng tỏ cùng với lộ trình xây dựng NTM, các điều kiện hỗ trợ và phát triển con người luôn được chú trọng nâng cao nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất của chương trình: xây dựng con người mới thực sự làm chủ được NTM.
(Còn nữa)
Bài 2: Khi người dân đồng thuận
Thu Trang
(HBĐT) - Vào thời điểm trước khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã Yên Trị (Yên Thủy) hầu như chưa có tiêu chí nào đạt theo yêu cầu. Tuy nhiên, sau 3 năm nỗ lực triển khai thực hiện, đến hết năm 2013, toàn xã đã đạt được 11 tiêu chí, góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông nghiệp, nông thôn.
(HBĐT) - Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; phương án đảm bảo cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012.
(HBĐT) - Ngày 22/5, xã Đồng Tâm, Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM (2011-2013) và phát động phong trào thi đua xây dựng NTM giai đoạn 2014-2015.
(HBĐT) -Từ ngày 23 – 25/5, phiên chợ hàng Việt về nông thôn huyện Cao Phong đã diễn ra tại sân vận động xã Dũng Phong do Trung tâm XTTM – Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện tổ chức.
(HBĐT) - Thời tiết lúc trồng không mấy thuận lợi, năng suất dưa hấu, dưa bở không cao như mọi năm nhưng bù lại tình hình thị trường, giá cả lại ổn định suốt từ đầu đến cuối vụ. Chính bởi điều này nên người trồng dưa hấu, dưa bở trên địa bàn huyện Kim Bôi đang trong tâm trạng phấn chấn.
(HBĐT) - Ngày 23/5, tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Hòa Bình, các đơn vị trong Khối thi đua các doanh nghiệp Ngân hàng – Bảo hiểm Trung ương đã tiến hành ký kết giao ước thi đua và phát động đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước năm 2014.