Đồng thuận xây dựng NTM, người dân xóm Nưa, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đóng góp ngày công lao động để xây dựng và giữ gìn những con đường liên thôn luôn được phong quang, sạch đẹp.
(HBĐT) - Khi người dân đồng thuận thì nhờ sự lãnh đạo, điều hành sáng suốt của Đảng và Nhà nước, họ sẽ tạo được những giá trị tốt đẹp, bền vững bằng chính bàn tay, khối óc của mình. Đây là bài học kinh nghiệm đã được nhiều địa phương trong tỉnh đúc rút từ thực tế hơn 3 năm triển khai chương trình xây dựng NTM - một chương trình đúng nghĩa là “của dân, do dân và vì dân” với quan điểm xuyên suốt là “lấy dân làm gốc”.
Sự đồng thuận của người dân
Thôn Đồng Nội, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) giờ đây có diện mạo hoàn toàn khác so với vài ba năm trở về trước. Trong bức tranh sống động của một nông thôn đang vươn mình phát triển có dấu ấn đậm nét, hiện đại của những công trình mới: con đường liên thôn phong quang, sạch đẹp, cổng làng sừng sững còn tươi rói màu sơn, Trung tâm học tập cộng đồng vừa hoàn thiện... “Đó đều là kết quả đóng góp của người dân thôn Đồng Nội” - Đồng chí Đặng Thị Thấu, Bí thư Chi bộ thôn cho biết: “Với sự đồng thuận cao, người dân đã tích cực phối hợp với chính quyền trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng đạt các tiêu chí của xã NTM..
Đồng chí Bí thư Chi bộ thôn Đồng Nội chia sẻ một cách đầy tự hào: Đúng là “khó vạn lần dân liệu cũng xong”, chương trình xây dựng NTM sẽ không thể thành công nếu không tạo được sự đồng thuận cao từ phía người dân, những người chủ thực sự của NTM. Khi xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn thôn, 100% hộ dân trong phạm vi quy hoạch đã tự nguyện hiến đất.
Cũng như thôn Đồng Nội, nhiều địa phương khác trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân trong 3 năm đầu chung sức xây dựng NTM. Thông qua đẩy mạnh tuyên truyền, chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ đã giúp người dân nhận thức được mục tiêu của chương trình là vì người dân, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Chính họ vừa là chủ thể thực hiện, vừa là đối tượng thụ hưởng những thành quả đạt được. Mặt khác, nếu không xây dựng NTM bằng nội lực, chính họ sẽ tự đánh mất đi cơ hội lớn của mình bởi quá trình này không hề có chỗ cho sự trông chờ, ỷ lại. Hiểu rõ điều đó, người dân đã đồng thuận xây dựng NTM. Họ trở thành chủ thể tích cực tham gia xây dựng và thực hiện quy hoạch; trở thành chủ thể chủ động, sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông nghiệp, nông thôn; trở thành chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất; trở thành chủ thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống VH-XH, môi trường ở nông thôn; trở thành nhân tố xây dựng hệ thống CT-XH vững mạnh, đảm bảo ANTTXH ở cơ sở.
Tiếp tục “lấy dân làm gốc”
Là một chương trình lớn hướng đến cư dân nông thôn - bộ phận dân cư chiếm đa số trong xã hội, xây dựng NTM thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nông thôn bền vững với 19 tiêu chí bao quát hầu hết mọi lĩnh vực. Đây không phải là cơ hội các địa phương được đơn phương “rót” vốn đầu tư từ Nhà nước để ồ ạt xây dựng kết cấu hạ tầng, thay đổi diện mạo “cứng” của nông nghiệp - nông thôn mà thực chất là một quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn theo hướng CNH-HĐH nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn. Với ý nghĩa và mục đích đó, chương trình xây dựng NTM luôn quán triệt tinh thần “lấy dân làm gốc”, tạo thành sức mạnh chung xây dựng NTM. Ngoài sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, chương trình cần có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, trong đó dựa vào nội lực cộng đồng dân cư là chính.
Trong 3 năm xây dựng NTM (2011-2013), các địa phương trong tỉnh đã tích cực huy động sức dân để từng bước hiện thực hóa mục tiêu đã hoạch định. Tổng nguồn vốn chương trình huy động được từ cộng đồng dân cư đạt khoảng 1.241 tỷ đồng, cán bộ và nhân dân trong tỉnh đã đóng góp 579.600 ngày công lao động, đã có trên 3.000 hộ dân hiến 800.459 m2 đất và tài sản trên đất, tương đương khoảng 50 tỷ đồng để làm các công trình hạ tầng nông thôn. Đây là những con số không hề nhỏ trong bối cảnh mức sống của cư dân nông thôn thấp, thu nhập của người dân còn bấp bênh, KT-XH phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Riêng về nỗ lực đóng góp xây dựng CSHT xã hội, vai trò chủ thể của người dân được thể hiện rất rõ, một mặt qua quá trình tham gia ý kiến, giám sát các khâu tổ chức thực hiện; một mặt tự nguyện đóng góp sức lao động, góp đất, góp kinh phí... Trong 3 năm, với tổng nguồn vốn đầu tư cho CSHT khoảng trên 3.882 tỷ đồng, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng và sửa chữa được 771 công trình CSHT thiết yếu, trong đó, kinh phí đầu tư cho giao thông khoảng 657,2 tỷ đồng, đầu tư cho thủy lợi khoảng 903,76 tỷ đồng, đầu tư cho ngành điện khoảng 328,7 tỷ đồng và đã có hàng trăm tỷ đồng được huy động thành công để đầu tư xây dựng hệ thống CSHT quan trọng khác như: chợ nông thôn, bưu điện, trường học, trạm y tế, nhà ở dân cư...
Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó trưởng BCĐ 800 tỉnh nhìn nhận: Sau 3 năm thực hiện, chương trình xây dựng NTM của tỉnh đã đạt những kết quả bước đầu khá toàn diện, trong đó, người dân đã nhận thức được vai trò chủ thể của mình, trở thành nhân tố chủ lực xây dựng NTM. Về bản chất, đây là cuộc vận động của dân, do dân và vì dân, với quan điểm xuyên suốt là “lấy dân làm gốc”, huy động sự đóng góp tích cực của người dân để xây dựng và phát triển nông thôn. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai, địa phương nào thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo tốt nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ” thì địa phương đó phát huy được nhân tố quan trọng nhất là con người, khơi dậy được tiềm năng đóng góp to lớn của nhân dân. Thực tế đã cho thấy, khi người dân đồng thuận, dưới sự lãnh đạo, điều hành sáng suốt của Đảng và Nhà nước, họ sẽ tạo được những giá trị tốt đẹp, bền vững từ chính bàn tay và khối óc của mình. Đó sẽ là nguồn sức mạnh lớn lao đưa các địa phương tiến nhanh, tiến vững trên con đường xây dựng NTM.
Thu Trang
(HBĐT) - Ngày 27/5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai phổ biến, giới thiệu Luật Đất đai năm 2013. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể, hội của tỉnh; UBND các huyện, thành phố; Trưởng phòng TN & MT, Giám đốc Văn phòng đăng ký QSD đất, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Sáng 26/5, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức hội nghị đánh giá đề án cánh đồng mẫu vụ xuân 2014. Đề án được triển khai từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2016, tại xóm Nút, xã Dân Hạ; xóm Can 1, xã Độc Lập và xóm Ngọc Xạ, xã Hợp Thành. Người dân được hỗ trợ tiền mua giống và phân bón, tiền đầu tư máy móc, thiết bị, phục vụ sản xuất…
(HBĐT) - Chiều 24/5, Quốc hội hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật đầu tư công. Đại biểu Nguyễn Cao Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã có ý kiến phát biểu về các nội dung cụ thể của dự thảo Luật, như sau:
(HBĐT) - Vào thời điểm trước khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã Yên Trị (Yên Thủy) hầu như chưa có tiêu chí nào đạt theo yêu cầu. Tuy nhiên, sau 3 năm nỗ lực triển khai thực hiện, đến hết năm 2013, toàn xã đã đạt được 11 tiêu chí, góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông nghiệp, nông thôn.
(HBĐT) - Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; phương án đảm bảo cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012.
(HBĐT) - Ngày 22/5, xã Đồng Tâm, Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM (2011-2013) và phát động phong trào thi đua xây dựng NTM giai đoạn 2014-2015.