Đường bê tông giúp việc đi lại giao thương hàng hóa ở xóm Rẽ không bị ách tắc.
(HBĐT) - Xóm Rẽ là một trong 25 KDC của xã Phú Lương (Lạc Sơn). Xóm có 51 hộ với hơn 240 nhân khẩu. Trong những năm qua, xóm đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong việc cứng hóa đường GTNT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng NTM.
Cuối năm 2012, xóm Rẽ được Nhà nước hỗ trợ cứng hóa đường nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhận thấy đây là thời cơ làm thay đổi bộ mặt giao thông trong xóm, thúc đẩy giao thương và sản xuất nâng cao đời sống nhân dân, Chi bộ họp bất thường mở rộng bàn chuyên đề làm đường bê tông nội xóm. Một Nghị quyết thiết thực được đề ra: cán bộ, đảng viên trong xóm gương mẫu hiến đất, đóng góp tiền làm đường, đóng trước, đóng đủ theo quy định của xóm. Chỉ trong thời gian ngắn, cả xóm đã huy động nhân dân đóng góp được hơn 43 triệu đồng mua cát sỏi và các vật liệu khác chuẩn bị đổ bê tông làm đường.
Theo như thiết kế đường bê tông dự kiến dài 500 m, mặt đường rộng 3 m và hai bề lề đường mở rộng ra mỗi bên hơn 1 m. Suốt chiều dài con đường đi qua nhiều hộ dân nhưng trong đó có 8 hộ dân phải giải phóng mặt bằng và đền bù hoa lợi. Bí thư Chi bộ đã vận động đảng viên Bùi Phi Lam gương mẫu đi đầu vận động gia đình thu hoạch cây trên đất, tạo mặt bằng sạch, hiến đất cho xóm làm đường. Dần dần các hộ dân cũng đồng tình, 8 hộ dân đều tình nguyện thu hoạch hoa lợi trên đất, hiến đất, bàn giao mặt bằng cho xóm làm đường. Thành công trong giải phóng mặt bằng là một trong những điều kiện quan trọng để xóm Rẽ làm được đường bê tông. Hộ ít hiến 6 m2 hộ nhiều tới 60 m2, tổng diện tích thu hồi 230 m2 trị giá hàng trăm triệu đồng.
Do xóm còn nghèo, số tiền của dân đóng góp chỉ đủ để mua cát, sỏi, nhân dân trong xóm đã họp bàn chia thành từng đoạn thi công từ 8 - 10 hộ dân thành một tổ làm đường. Xóm đã huy động hơn 160 công lao động đào đắp hơn 100 m3 đất làm đường, trộn hơn 300 m3 bê tông, đổ được con đường rộng 3m, dài 500 m.
Xóm Rẽ có hơn 14 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có 7 ha ruộng cấy lúa, còn lại là đất trồng màu. Người dân xóm Rẽ bao đời nay chỉ chăm chú làm ruộng cấy lúa nước và trồng ngô, sắn... Chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún tự cung, tự cấp, đời sống kinh tế khó khăn, vất vả.
Năm 2011, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hạt giống Tân Lộc Phát đi khảo sát đặt vấn đề hợp đồng với người dân trồng bí đỏ lấy hạt bán cho Công ty. Công ty đầu tư trọn gói từ hạt giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.
Bí thư chi bộ Bùi Văn Năm là một trong những hộ đầu tham gia trồng 500 m2 bí đỏ lấy hạt, sau 3 tháng thu được gần 4 triệu đồng, trừ hạt giống, phân bón còn lãi khoảng 3 triệu đồng.
Nhận thấy đây là cơ hội cũng như cách thức làm ăn mới, ổn định đầu ra cho nông dân, cây bí đỏ rất phù hợp khi trồng trên đất bãi ven sông Bưởi chạy qua xóm, chi bộ xóm Rẽ họp bàn, thảo luận đưa ra nghị quyết lãnh đạo nhân dân làm nông nghiệp theo hướng liên kết với DN để SXHH. Đến năm 2013, trong xóm có 4 hộ trồng bí đỏ lấy hạt và một số hộ trồng mướp đắng. Tổng diện tích khoảng 6.000 m2, cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng, giá trị thu gần bằng 7 ha ruộng cả xóm cấy lúa.
Hiện nay, toàn xóm có 8 hộ nông dân, trong đó có 3 hộ đảng viên trồng bí đỏ lấy hạt. Dự kiến năm 2014, xóm có khoảng 50% hộ dân chuyển dần sang SXHH trồng bí đỏ lấy hạt, trồng mướp đắng và đưa vào các loại cây trồng cho thu nhập cao.
Từ việc ban hành các nghị quyết hợp lòng dân, chi bộ xóm Rẽ đang từng bước lãnh đạo nhân dân giảm nghèo bền vững, xây dựng quê hương phát triển theo hướng NTM.
Bùi Huy Vọng
(Xóm Bưng, xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn)
(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua với chủ đề “Nông dân huyện Cao Phong thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi”.
(HBĐT) - Ngày 29/5, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc về tình hình phát triển KT –XH của xã Ngổ Luông (Tân Lạc). Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành: KH & ĐT, NN & PTNT, TN & MT, GT-VT; lãnh đạo UBND và các phòng, ban liên quan của huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Đến xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) thời điểm này, hình ảnh nổi bật nhất là những cánh đồng lúa và rau màu xanh mát mắt. Theo đồng chí Bùi Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn, từ nhiều năm nay, kinh tế Lỗ Sơn chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích gieo trồng gần 500 ha. Trước đây, đất nông nghiệp chủ yếu là lúa và thu nhập phụ thuộc vào cây lúa, nhưng những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên sản xuất lúa lúc thì gặp mưa bão, lúc gặp hạn hán thiếu nước tưới nên năng suất lúa không cao dẫn đến giá trị thu nhập từ cây lúa cũng thấp đi. Do đó, xã đã có chủ trương từ rất sớm là chuyển từ những vùng sản xuất lúa bấp bênh sang trồng mía, rau màu có hiệu quả kinh tế cao hơn.
(HBĐT) - Sau hơn 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Lạc Sơn đã đạt được những kết quả bước đầu. Huyện đã phát động và thực hiện phong trào “Lạc Sơn chung sức xây dựng NTM” nhằm khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tinh thần sáng tạo, vươn lên trong lao động sản xuất.
Chiều 28-5, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tiếp tục giữ ổn định giá bán xăng, dầu trong nước, đồng thời điều chỉnh việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng dầu.
(HBĐT) - Ngày 27/5, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả phong trào thi đua xây dựng đường GTNT giai đoạn 2011-2013, phát động phong trào thi đua xây dựng đường GTNT giai đoạn 2014-2015.