Xóm Úi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đầu tư trồng dưa chuột đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xóm Úi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đầu tư trồng dưa chuột đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Đến xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) thời điểm này, hình ảnh nổi bật nhất là những cánh đồng lúa và rau màu xanh mát mắt. Theo đồng chí Bùi Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn, từ nhiều năm nay, kinh tế Lỗ Sơn chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích gieo trồng gần 500 ha. Trước đây, đất nông nghiệp chủ yếu là lúa và thu nhập phụ thuộc vào cây lúa, nhưng những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên sản xuất lúa lúc thì gặp mưa bão, lúc gặp hạn hán thiếu nước tưới nên năng suất lúa không cao dẫn đến giá trị thu nhập từ cây lúa cũng thấp đi. Do đó, xã đã có chủ trương từ rất sớm là chuyển từ những vùng sản xuất lúa bấp bênh sang trồng mía, rau màu có hiệu quả kinh tế cao hơn.

 

Để nâng cao hiệu suất sử dụng đất, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, lựa chọn cây trồng thế mạnh để phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Theo đó, xã quy hoạch từng vùng sản xuất lựa theo đặc điểm thế mạnh từng vùng. Xác định lúa vẫn là cây trồng chủ lực nên người dân ở đây đã chủ động áp dụng KH-KT, thâm canh tăng vụ để nâng cao năng suất, tập trung ở 6 xóm, diện tích ổn định 230 ha, năng suất bình quân đạt 47 tạ/ha, sản lượng đạt trên 1.000 tấn/năm. Một số xóm chuyên trồng cây lấy hạt, riêng xóm Úi diện tích 5 ha, cả xã hơn 12 ha cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, đã chuyển được 100 ha đất lúa 1 vụ bấp bênh sang trồng mía, trong đó 70 ha mía nguyên liệu và 30 ha mía tím được trồng chủ yếu ở các xóm Đá I, Đá II, Tân Sơn. Một trong những lợi thế khi trồng mía nguyên liệu là người dân được nhà máy hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bao tiêu sản phẩm. Chính vì vậy, cây mía nguyên liệu gắn bó với người dân từ năm 2000 đến nay và đã thực sự mang lại những hiệu quả kinh tế đáng kể. Còn cây mía tím ở đây từ lâu cũng đã nổi tiếng với thương hiệu mía đá, nhà ít vài nghìn mét, nhà nhiều trồng từ 1 - 2 ha mía tím mang lại thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/năm. Để tận dụng những diện tích đất không đảm bảo cấy 2 vụ lúa, người dân Lỗ Sơn đã trồng ngô lai và các cây rau màu phù hợp, cây làm thức ăn gia súc. Ngoài ra, xã tập trung phát triển kinh tế rừng, phát triển các vùng rừng nguyên liệu tập trung, rừng phòng hộ. Năm 2014, xã đặt mục tiêu trồng mới 126 ha rừng sản xuất, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; Khoanh nuôi tái sinh và giao đất cho các hộ theo khả năng sử dụng diện tích đất trống, đồi núi trọc.

 

Năm nay, xã Lỗ Sơn đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,8%, theo đó cơ cấu kinh tế sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn là chủ đạo chiếm 65%. Xã tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh giá trị trên đơn vị diện tích. Tiếp tục triển khai, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, xác định đây là nhân tố chủ yếu của tăng trưởng trong nông nghiệp. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động đồng thời với việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực.

 

Tận dụng lợi thế, tranh thủ các dự án hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nông dân, nhiều hộ dân ở Lỗ Sơn đã tạo được kinh tế ổn định từng bước vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, thu nhập bình quân trong xã đạt 13,8 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 36,1%, có 154 hộ cận nghèo. Như vậy, có thể khẳng định chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những cách làm hiệu quả trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay và là hướng đi đúng cho những vùng có diện tích trồng lúa bấp bênh, những xã xây dựng NTM và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho bà con nông dân, góp phần xóa - đói giảm nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

 

 

                                                                        Đinh Thắng

 

Các tin khác

Xã Liên Vũ (Lạc Sơn) thực hiện cứng hóa đường giao thông nông thôn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Đại diện các thôn ký giao ước thi đua làm đường GTNT xây dựng NTM giai đoạn 2014-2015.
Cán bộ Hội Nông dân xã Thanh Nông tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn.

Nhiều hoạt động hưởng ứng “Tháng công nhân” năm 2014

(HBĐT) - Triển khai công tác tháng 5, Công đoàn các KCN tỉnh đã rà soát CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nắm bắt đời sống lao động việc làm của công nhân lao động. Tuyên truyền phát triển đoàn viên, hướng dẫn thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH GLOBAL GARMENT SOURCINg Việt Nam.

Phong trào lao động giỏi, góp phần nâng cao năng suất lao động

(HBĐT) - Thực tế hiện nay, công nhân làm việc tại các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nước ngoài phải tuyệt đối tuân thủ quy trình sản xuất của DN. Tuy nhiên, với phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo do các cấp công đoàn trong tỉnh phát động, nhiều công nhân trực tiếp sản xuất đã mạnh dạn nghiên cứu, đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lao động và được DN đánh giá cao.

Bài 2: Khi người dân đồng thuận

(HBĐT) - Khi người dân đồng thuận thì nhờ sự lãnh đạo, điều hành sáng suốt của Đảng và Nhà nước, họ sẽ tạo được những giá trị tốt đẹp, bền vững bằng chính bàn tay, khối óc của mình. Đây là bài học kinh nghiệm đã được nhiều địa phương trong tỉnh đúc rút từ thực tế hơn 3 năm triển khai chương trình xây dựng NTM - một chương trình đúng nghĩa là “của dân, do dân và vì dân” với quan điểm xuyên suốt là “lấy dân làm gốc”.

Tăng cường phối hợp triển khai thu khấu trừ 2% thuế các công trình XDCB

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh đã triển khai thực hiện khấu trừ 2% thuế giá trị gia tăng thuộc lĩnh vực XDCB trên địa bàn. Theo đó, chủ đầu tư các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh sẽ nộp thuế thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, qua đó nhằm chống thất thu và kịp thời huy động nguồn thu vào ngân sách Nhà nước.

Đảm bảo nguồn điện cung ứng ổn định trong mùa hè

(HBĐT) - Mới đây, trong cuộc trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình khẳng định: Điện cho sinh hoạt và SX-KD trên địa bàn tỉnh mùa hè năm nay đảm bảo đủ cung ứng. Theo đó, mặc dù nhu cầu tiêu thụ sản lượng điện vào mùa này tiếp tục duy trì ở mức cao hơn từ 15 - 20% so với những tháng khác trong năm nhưng chắc chắn mối lo thiếu điện sẽ không xảy đến.

“Lấy dân làm gốc” trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Theo lộ trình xây dựng NTM sẽ dần hình thành diện mạo một nông thôn có nền sản xuất phát triển, kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, đời sống văn minh, dân chủ được phát huy, môi trường sinh thái được bảo vệ... Những giá trị đó được xây đắp và gìn giữ bởi một nhân tố cốt lõi: Người dân làm chủ NTM. Để làm chủ được NTM, họ trước hết phải là những con người mới biết cách làm chủ cuộc sống của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục