Theo thống kê, lượng giao dịch trên Mobile đang tăng lên với một tốc độ đáng kinh ngạc và khách hàng đang dần chuyển từ giao dịch trên Internet sang giao dịch trên điện thoại di động.

 

Tiềm năng và đầy hấp dẫn

 

Theo dự báo của Juniper Research, tổng giá trị thanh toán qua hình thức thương mại di động (mCommerce) sẽ đạt mức 3.200 tỷ USD vào năm 2017, vượt xa con số 1.500 tỷ USD của năm 2013.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Làn sóng thương mại di động không chỉ ở các nước phát triển mà đang lan rộng ra các nước châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và dần thâm nhập vào thị trường Việt Nam tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cho các dịch vụ thanh toán di động một cách mạnh mẽ. Nắm bắt xu thế này, nhiều công ty khởi nghiệp và cả các “ông lớn” trong lĩnh vực Thương mại điện tử trong và ngoài nước đã nhập cuộc và “trình làng” nhiều dịch vụ thanh toán di động (mobile payment) ở Việt Nam.

 

Thanh toán di động đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu, kênh phân phối dịch vụ hiệu quả, tiện lợi, đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Nếu như trước đây các ngân hàng chủ yếu cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán qua Thẻ, ATM, POS và Internet Banking thì giờ đây đang dần nhận ra Mobile Banking là một dịch vụ không thể thiếu với khách hàng.

 

Theo thống kê, lượng giao dịch trên Mobile đang tăng lên với một tốc độ đáng kinh ngạc và khách hàng đang dần chuyển từ giao dịch trên Internet sang giao dịch trên điện thoại di động. Các công ty làm dịch vụ thanh toán cũng không đứng ngoài cuộc, các dịch vụ thanh toán cũng được nâng cấp, chỉnh sửa để hỗ trợ việc thanh toán trên mobile nhằm gia tăng sự tiện lợi và phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi. 
 
Lễ ký kết dịch vụ Mobile Banking giữa Công ty M-Pay và Ngân hàng TMCP An Bình.
Lễ ký kết dịch vụ Mobile Banking giữa Công ty M-Pay và Ngân hàng TMCP An Bình.

 

Cần một hướng riêng cho thị trường Việt

 

Trong quá trình phát triển mobile payment tại thị trường Việt, nhiều mô hình của nước ngoài đã được học hỏi, áp dụng và triển khai trong thực tế. Tuy nhiên, do có nhiều sự khác biệt giữa đặc tính về thị trường, về cơ sở hạ tầng và về khách hàng nên các mô hình đó rất khó tiếp cận khách hàng, rất khó để đi vào cuộc sống hàng ngày. Thị trường Việt cần những giải pháp của người Việt xây dựng cho người Việt.

 

Một trong những công ty cung cấp giải pháp thanh toán đi tiên phong trong lĩnh vực này là công ty M-Pay – một cái tên được nhiều ngân hàng và người dùng tại Việt Nam nhắc đến bởi sự an toàn và tiện dụng của ứng dụng trên điện thoại di động với tên M-Plus, giúp cho khách hàng của các ngân hàng có thể dễ dàng thanh toán và chuyển tiền chỉ với một vài thao tác trên màn hình điện thoại.
  

Sản phẩm M-Plus được thiết kế với giao diện thân thiện, thuần Việt, cách bố trí giao diện đơn giản, trực quan phù hợp với mọi đối tượng  người sử dụng. Đồng thời, việc cung cấp kèm theo hàng trăm loại dịch vụ bên trong ứng dụng như thanh toán cước viễn thông, điện, nước, internet, truyền hình, vé máy bay và mua thẻ cào mọi lúc mọi nơi, là tiện ích thú vị nâng cao chất lượng cuộc sống cho người sử dụng.

 

Ông Nguyễn Quang Minh – Tổng giám đốc M-Pay cho biết, các sản phẩm của M-Pay luôn hướng tới khách hàng, thiết kế theo cách thuận tiện nhất cho khách hàng nên mặc dù mới bắt đầu cung cấp dịch vụ cho ngân hàng đối tác đầu tiên từ năm 2001, nhưng đến nay, M-Pay đã ký kết và hợp tác cung cấp dịch vụ thanh toán trên điện thoại di động cho khách hàng của 10 ngân hàng thương mại với hàng trăm nghìn khách hàng sử dụng. Chỉ cần điện thoại có kết nối internet, dù khách hàng là thuê bao của mạng di động nào, dù khách hàng sử dụng smartphone chạy trên các nền tảng điện thoại nào (iOS, Android, Windows Phone, hay điện thoại hỗ trợ Java) thì dịch vụ của M-Pay cũng đều sẵn sàng hỗ trợ.
 
Thanh toán di động - Hướng riêng cho thị trường Việt
OceanBank và M-Pay trao thưởng điện thoại iPhone cho KH may mắn trong chương trình “Kích hoạt Mobile – Lộc tài xuân đến”

 

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, dân số Việt Nam với 90 triệu người (khu vực nông thôn chiếm trên 67%; người ở độ tuổi lao động chiếm trên 59%) thì có một tỷ lệ rất lớn người dân ở vùng sâu, vùng xa, có mức thu nhập thấp, hầu như chưa tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng.

 

Với mong muốn đưa các công cụ thanh toán tiện lợi, an toàn tới các đối tượng khách hàng này, M-Pay đã cho ra đời sản phẩm ví điện tử eMonkey – một sản phẩm mang tất cả các tiện ích của thanh toán di động tới đa số người dân chưa có tài khoản ngân hàng và đã được khách hàng đón nhận tích cực với tốc độ tăng trưởng trên 1000 ví mỗi tháng.

 

Sản phẩm ví eMonkey cũng một trong số ít những dự án kinh doanh dành cho người thu nhập thấp đã được Quỹ Thách Thức Doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) lựa chọn tài trợ bởi tính thiết thực của nó. Trong tương lai xa hơn, sản phẩm của M-Pay hướng đến trở thành những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển các dịch vụ tài chính vi mô nhằm phục vụ cộng đồng, đặc biệt là người thu nhập thấp tại Việt Nam.

 

Tất yếu nhưng cần “làm thật”

 

Các dịch vụ trên mobile nói chung và m-Commerce, m-Payment nói riêng là sự tất yếu, là xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, từ tiền mặt chuyển sang thanh toán Thẻ đã là một bước tiến lớn, do đó, để thanh toán di động trở nên phổ biến, các Ngân hàng, các công ty thanh toán cần “làm thật”, cần phải có một chiến lược dài hạn và hướng đi tổng thể để từng bước phát triển dịch vụ này trên quy mô toàn quốc, đặc biệt tại các vùng miền mà dịch vụ ngân hàng truyền thống còn chưa phát triển.

 

 

                                                                     Theo DanTri

 

Các tin khác

Vườn uơm nhà ông Bùi Văn Dùng, xóm Chuông, xã Xuất Hóa thường xuyên tạo việc làm ổn định cho trên 10 lao động.
Xã Đông Bắc (Kim Bôi) chuyển đổi đất ruộng 1 vụ sang trồng bí xanh cho năng xuất cao.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Cao Phong: Phấn đấu gieo trồng 2.100 ha lúa và hoa màu vụ hè thu

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ đông 2014. Theo đó, huyện có kế hoạch gieo trồng 2.100 ha lúa và cây hoa màu ngắn ngày vụ hè thu, trong đó lúa 800 ha, năng suất bình quân 52 tạ/ha; ngô 850 ha, năng suất bình quân 40 tạ/ha. Ước sản lượng cây lương thực có hạt vụ hè thu, vụ mùa 7.560 tấn. Các loại cây trồng khác 450 ha. Phấn đấu diện tích gieo trồng cây vụ đông 500 ha.

Năng suất lúa chiêm xuân ước đạt 56 tạ/ha

(HBĐT) - Đến thời điểm này, nông dân trong tỉnh đã triển khai thu hoạch được 5.106 ha lúa vụ chiêm, tăng 3.391 ha so với kỳ trước, đạt 31,4% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 56 tạ/ha. Diện tích trà sớm ở các địa phương đã bước vào thu hoạch tập trung gồm: Lạc Thủy (1.132 ha), Lương Sơn (1.290 ha), Lạc Sơn (1.219 ha) và Kim Bôi (505 ha).

30 học viên tham gia tập huấn quản lý và phát triển nhóm cùng sở thích

(HBĐT) - Từ ngày 3-6/6, Dự án giảm nghèo giai đoạn II của tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn về quản lý và phát triển nhóm cùng sở thích (CIG) cho trên 30 học viên là tổ trưởng, kế toán, thủ quỹ của các nhóm cùng sở thích các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Tập huấn công tác giảm nghèo cho trên 200 cán bộ huyện Tân Lạc và Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 5/6, Sở LĐ- TB&XH tổ chức tập huấn công tác giảm nghèo năm 2014 cho trên 200 cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo, LĐ-TB&XH, trưởng thôn, bản trên địa bàn các huyện Tân Lạc và Kim Bôi.

63 xã đạt tiêu chí thủy lợi trong xây dựng NTM

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 63/191 xã đạt tiêu chí thủy lợi trong xây dựng NTM. Cụ thể: huyện Đà Bắc có 15 xã, Kim Bôi có 9 xã, Kỳ Sơn 7 xã, Cao Phong 7 xã, TPHB 6 xã, Lương Sơn 5 xã, Lạc Thủy 4 xã, Mai Châu 4 xã, Tân Lạc 3 xã, Lạc Sơn 3 xã. Huyện Yên Thủy chưa có xã nào đạt tiêu chí về thủy lợi.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 47,04% so với cùng kỳ

(HBĐT) - 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh ước đạt 49,798 triệu USD, tăng 47,04% so với cùng kỳ, thực hiện đạt 33,2% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục