Đồng chí Trần Văn Tiệp, TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT trao giải ba cho các tác giả đạt giải tại cuộc thi viết về chủ đề "Hòa Bình chung xây dựng NTM" trên Báo Hòa Bình, năm 2013.
(HBĐT) - Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, từng bước đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Thời gian qua, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010 – 2020 đã được các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai khá đồng bộ và đã đạt được những kết quả bước đầu.
Qua 3 năm triển khai thực hiện chương trình XDNTM, bộ mặt các vùng nông thôn đã thực sự có những đổi thay. Nhiều công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, tạo cơ sở, tiền đề quan trọng để người dân vươn lên làm giàu. Họ đã thấy được lợi ích mang lại cho bản thân, gia đình, cộng đồng và phấn khởi chung sức XDNTM. Đến nay, toàn tỉnh có 08 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí (tăng 8 xã so với năm 2010), 52 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí (tăng 52 xã so với năm 2010), 111 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí (tăng 70 xã so với năm 2010) và có 20 xã đạt dưới 5 tiêu chí (giảm 130 xã so với năm 2010) có được kết quả đó là sự cố gắng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình XDNTM còn có những hạn chế, thiếu sót. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm, mục tiêu, giải pháp và lộ trình XDNTM chưa đầy đủ; còn xuất hiện không ít tư tưởng trông chờ, ỷ lại, cầu toàn hoặc ngại khó; nhiều cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thật sự vào cuộc, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành.
Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh và nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả công tác XDNTM; bán sát nội dung thực hiện Nghị quyết số 02 của Tỉnh ủy, kế hoạch hàng năm của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc XDNTM. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo được làm tốt, cán bộ, nhân dân hiểu rõ về chương trình thì ở đó sẽ thu được nhiều kết quả.
Các cấp ủy, chính quyền cần lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc rà soát, đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới theo hường dẫn của tỉnh, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình và các giải pháp cụ thể trong triển khai, thực hiện XD NTM.
Bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, cần đặc biệt quan tâm xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư khác vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, y tế, giáo dục, môi trường... lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình xây dựng và phát triển KT-XH ở các địa phương, trong đó đặc biệt ưu tiên hỗ trợ đầu tư mạnh cho các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.
Chăm lo cho công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; thực hiện tốt các chế độ chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn.
Tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ trong Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới và bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nông thôn mới.
Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội. Tiếp tục xây dựng, củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân để động viên, huy động sức mạnh toàn dân và huy động mọi nguồn lực, để cùng chung tay, góp sức XD NTM.
Để phấn đấu đến hết năm 2015 có 15% số xã trong tỉnh cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (khoảng 29 xã); Công tác xây dựng nông thôn mới phải được coi là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên; phải đặc biệt quan tâm tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả.
Trần Văn Tiệp
(TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT)
(HBĐT) - Năm 2014, huyện Lạc Sơn có kế hoạch trồng mới 950 ha rừng. Đến hết tháng 6, toàn huyện đã trồng mới được 465 ha, đạt 49% kế hoạch. Công tác quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được quan tâm, huyện chỉ đạo ngành chức năng thường xuyên bám sát cơ sở, quản lý tốt các diện tích rừng hiện có.
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 02 của Ban chỉ đạo 800 huyện Yên Thủy về thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014, ngày 14/3/2014, LĐLĐ huyện Yên Thủy đã phát động đợt quyên góp ủng hộ “Chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn huyện. Đối tượng vận động ủng hộ là cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Yên Thủy. Mức ủng hộ là 1 ngày lương.
(HBĐT) - Ngày 25/6, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM và phát triển sản xuất tại huyện Yên Thuỷ. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các Sở NN&PTNT, Y tế, Ban Dân tộc; lãnh đạo huyện Yên Thuỷ và 3 xã điểm NTM của huyện gồm Ngọc Lương, Phú Lai, Yên Lạc.
(HBĐT) - Trung tâm Khuyến công & TVPT công nghiệp vừa đồng thời mở 7 lớp đào tạo nghề may công nghiệp, bao gồm 2 lớp với 70 học viên tại xã Phú Lão (Lạc Thủy) và 175 học viên tại xã Đông Lai (Tân Lạc).
(HBĐT) - Xây dựng cánh đồng mẫu là một trong những giải pháp quan trọng góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Xác định rõ điều đó, UBND huyện Kỳ Sơn đã chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn huyện. Thành công bước đầu của đề án trong vụ xuân 2014 đã đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong lộ trình sản xuất nông nghiệp của huyện Kỳ Sơn, bằng cách liên kết các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ thành một chuỗi sản xuất giá trị cao, đặt tiền đề cho phát triển nông nghiệp hiện đại.
Tối 23-6, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã thông báo quyết định tăng giá xăng thêm 330 đồng/lít, giá dầu hỏa tăng 170 đồng đồng/lít, giá dầu madut tăng thêm 270 đồng đồng/lít đối với vùng 1.