Người dân thôn Bưa Sào, xã Đú Sáng (Kim Bôi) thu hoạch bí xanh vụ xuân.
(HBĐT) - Thôn Bưa Sào, xã Đú Sáng (Kim Bôi) là địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh và đã thành công. Bưa Sào đang bước vào vụ thu hoạch bí xanh - loại cây trồng từ lâu đã mang lại việc làm và thu nhập đáng kể cho người nông dân. Bí vụ xuân giá thu mua của thương nhân 2000 đồng/kg, giảm tới 2-3 lần so với những vụ trước.
Giá thấp, nông dân kém vui, nhưng không lỗ nhiều. Theo người trồng bí ở Bưa Sào, cứ trồng 1.000m2, thời gian từ 4-5 tháng, năng suất đạt khoảng 5- 6 tấn, thu từ 10-12 triệu đồng. Tính ra chi phí bắc giàn, phân bón, chăm sóc cũng để ra được chút ít. Trưởng thôn Bưa Sào Bùi Văn Du cho biết: Trồng bí và các loại cây màu khác cao hơn nhiều trồng lúa. Vụ xuân này giá thấp, nhưng thông thường giá bí vụ hè thu, tư thương thu mua từ 5.000- 7.000 đồng/kg, người dân lại có thu nhập khá từ trồng bí xanh. Vụ trước giá bí xanh cứ trồng 1.000 m2, giá 5.000 đồng/kg, thu tới 25 triệu đồng. Gia đình canh tác tốt đạt 60 tấn/ha, thu 30 triệu đồng. Mấy năm nay, sản lượng bí xanh của xã đạt khoảng 200 tấn/vụ. Sản lượng cả xã Đú Sáng cỡ nghìn tấn. Nguồn thu từ trồng màu bao gồm: bí xanh, mướp đắng lấy hạt, dưa chuột thương phẩm, đậu cô ve đang mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Bưa Sào là một trong những thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá hiệu quả ở Đú Sáng. Cả thôn có gần 8 ha đất trồng lúa, giờ chuyển đổi sang trồng bí và các loại rau màu khác như mướp đắng, dưa chuột thương phẩm, đậu cô ve… chỉ còn 3 ha. Từ lâu nông dân đã tổ chức sản xuất 3 vụ/năm. Những diện tích bưa bãi cũng được tận dụng trồng ngô, lạc, mía đường. Diện tích đất rừng sản xuất cũng tận dụng hết, cả thôn đã trồng khoảng 90 ha, trong đó năm nay sẽ khai thác khoảng 30 ha, đem lại nguồn thu không nhỏ cho nông dân. Nhiều hộ gia đình Bưa Sào đi thầu đất ở nơi khác để phát triển sản xuất. Từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, số hộ gia đình có cuộc sống khá ở Bưa Sào ngày càng tăng. Ông Bùi Văn Nhơn làm trang trại, trồng màu, chăn nuôi trâu bò có thu nhập ổn định hàng chục triệu đồng. Họ hàng nhà ông Nhơn đã có tới 6 chiếc ô tô phục vụ sản xuất. Nhiều gia đình như ông Bùi Văn Biên, Bùi Văn Dưng, Bùi Tiến Nhi, Bùi Văn Di, Bùi Văn Hưng có cuộc sống sung túc ngay trên đồng đất quê nhà. Bưa Sào hôm nay, nông dân không rỗi việc chăm chỉ làm lụng xây dựng cuộc sống ấm no.
Lê Chung
(HBĐT) - Bước vào sản xuất vụ mùa, hè - thu 2014 với tinh thần chủ động cao, các địa phương trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa và trồng các loại cây chủ lực như ngô, lạc, đậu tương... Đến ngày 10/7, toàn tỉnh đã cơ bản làm xong đất và cấy lúa, dự kiến khoảng 25/7 sẽ cấy xong, đảm bảo khung thời vụ tốt cho lúa và các loại cây trồng khác.
(HBĐT) - Nhiều dịp đến thăm mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ thành công, hiệu quả ở xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) của gia đình CCB Vũ Tuấn Khích, nhưng lần này chúng tôi bất ngờ khi biết ông là con liệt sỹ gương mẫu, làm kinh tế giỏi.
(HBĐT) - UBND huyện Lạc Thủy vừa hoàn thành đợt cấp giống cây trồng cho đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo, khẩu nghèo được triển khai ở vụ mùa, hè - thu 2014 theo Quyết định số 102 của Thủ tướng Chính phủ.
(HBĐT) - Năm 2014, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cao Phong đã tích cực triển khai trồng mới cây trồng chủ lực cam, quýt nhằm mở rộng diện tích cây ăn quả đặc sản.
(HBĐT) - Xã Tòng Đậu (Mai Châu) đang có sự đổi thay tích cực trong diện mạo KT -XH. Cán bộ và người dân đồng lòng xây dựng NTM. Xã đã lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn và phát huy nội lực trong dân để xây dựng NTM. Hầu hết các thôn, xóm, nhân dân hưởng ứng phong trào hiến đất làm đường giao thông, công trình phúc lợi, có cả trường hợp tự nguyện hoán đổi đất để xây dựng khu trung tâm xã.
(HBĐT) - Theo Phòng LĐ -TB&XH huyện Lạc Sơn tổng hợp hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí mới vào thời điểm cuối năm 2013 của huyện có 8.922 hộ, chiếm 27,86%. Trong 6 tháng đầu năm, ước giảm còn 25,61%. Sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội như: y tế, văn hóa, giáo dục... tạo sự chuyển biến về nhận thức giảm nghèo ở các cấp, ngành và người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo của huyện.