Cán bộ Phòng Bảo trợ Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) kiểm tra thực tế việc tri trả TCXHTX tại điểm Bưu điện văn hóa xã Thượng Cốc (Lạc Sơn).

Cán bộ Phòng Bảo trợ Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) kiểm tra thực tế việc tri trả TCXHTX tại điểm Bưu điện văn hóa xã Thượng Cốc (Lạc Sơn).

(HBĐT) - Theo Quyết định số 2773, ngày 14/11/2013 của UBND tỉnh việc thí điểm chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên (TCXHTX) thông qua hệ thống bưu điện được triển khai tại địa bàn TPHB và huyện Lạc Sơn từ tháng 1/2014 và chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 1- 6/2014; giai đoạn 2 từ tháng 7- 12/2014. Sau thời gian thực hiện thí điểm sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả và báo cáo UBND tỉnh xem xét nhân rộng toàn tỉnh. Cùng đoàn công tác của Sở LĐ-TB&XH, chúng tôi đã có buổi kiểm tra thực tế việc thực hiện giai đoạn 1 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

 

Điểm đầu tiên đoàn kiểm tra đến thực tế là điểm Bưu điện văn hóa (BĐVH) xã Xuất Hóa. Mới 7h, các đối tượng được hưởng chế độ TCXHTX đã đến rất đông. Tham gia chi trả ngoài cán bộ điểm bưu điện còn có cán bộ văn hóa xã. Anh Bùi Văn Sáng, xóm Bầu, xã Xuất Hóa là người tàn tật cho biết: Tôi thấy thay đổi cách chi trả TCXH qua bưu điện thuận lợi hơn. Cứ đến đúng ngày, đúng giờ, tôi đến đây để lấy tiền trợ cấp. Bà Quách Thị Mẻn, xóm Xưa Thượng cũng cho rằng, việc chi trả TCXH qua bưu điện nhanh chóng, thuận tiện hơn. Trước kia, cán bộ LĐ-TB&XH chi trả nhiều lúc chúng tôi lên xã không gặp vì họ bận nhiều công việc, rất mất thời gian, bây giờ thì khác rồi.

 

Điểm thứ 2 đoàn đến kiểm tra là BĐVH xã Thượng Cốc. Khi chúng tôi đến mới hơn 9 h mà việc chi trả TCXHTX hoàn thành tới 80% đối tượng. Chị Bùi Thị Yến, cán bộ điểm BĐVH xã Thượng Cốc cho biết: Sau 6 tháng, các đối tượng đã quen với thời gian chi trả bưu điện quy định. Khắc phục khó khăn nhiều đối tượng già, yếu, ốm không đến lấy trợ cấp được mà phải nhờ người thân như những nơi khác phải mang theo giấy ủy quyền. Là người địa phương, tôi làm công tác này 8 năm lại đi giao phát bưu phẩm thường xuyên nên nắm được hầu hết các đối tượng và người thân nên chi trả có nhiều thuận lợi...

 

Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, đoàn cũng ghi nhận nhiều ý kiến nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thí điểm trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Theo đồng chí Bùi Ngọc Vinh, Chủ tịch UBND xã Xuất Hóa, trước kia, cán bộ LĐ-TB&XH chi trả thời gian nhiều hơn, người dân rảnh lúc nào là có thể lên xã lấy được trợ cấp. Bây giờ, thời gian chi trả ít hơn, người dân nông thôn lúc ốm đau, khi bận việc đồng áng rất gò bó về thời gian. Theo đồng chí Bùi Văn Cơ, Chủ tịch UBND xã Chí Thiện, các đối tượng trên địa bàn thắc mắc nhiều lúc đến điểm BĐVH xã lấy trợ cấp không gặp được cán bộ. Anh Quách Văn Mao, cán bộ LĐ-TB&XH xã Chí Thiện cho biết thêm: Người dân không thấy cán bộ bưu điện đâu lại đến hỏi tôi. Chúng tôi không biết trả lời thế nào vì việc chi trả này đã giao cho bưu điện, không thuộc thẩm quyền UBND xã quản lý. Hơn nữa, khi đối tượng TCXH có biến động, ví dụ như có người mất, cán bộ bưu điện sẽ không cập nhật được kịp thời để ngừng chi trả và báo cắt giảm cho phòng LĐ-TB&XH để làm chế độ mai táng phí...

 

Trả lời về những khó khăn, vướng mắc trên, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết, Giám đốc Bưu điện huyện Lạc Sơn cho biết: Toàn huyện hiện có trên 3.400 đối tượng được hưởng TCXHTX. Việc chi trả được thực hiện qua các điểm bưu điện 29 xã, thị trấn theo đúng thời gian quy định. Đối với những đối tượng già, yếu không đi lĩnh được sẽ có cán bộ đến tận nhà để chi trả. Những trường hợp vì bận không lấy được chúng tôi chỉ đạo nhân viên trực để chi trả đủ cho các đối tượng trong tháng. Trong 3 tháng đầu triển khai, chúng tôi gặp không ít khó khăn. Đến nay, khó khăn dần được khắc phục, công tác chi trả đi vào nề nếp. Riêng xã Chí Thiện, hiện nay, việc chi trả giao cho cán bộ văn hóa xã. Cán bộ xã và nhiều người dân chưa nắm được nên việc chi trả chưa thường xuyên... Chúng tôi khẳng định: Việc chuyển đổi hình thức chi trả TCXHTX qua hệ thống bưu điện sẽ nâng cao hiệu quả công tác chi trả, đảm bảo tính chuyên nghiệp và quyền lợi của đối tượng hưởng lợi. Đồng chí Đặng Xuân Tửu, Trưởng phòng Bảo trợ Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Như vậy, trong quá trình kiểm tra, bên cạnh những kết quả đạt được, việc chi trả TCXHTX qua hệ thống bưu điện vẫn có những hạn chế cần khắc phục ngay. Qua đề xuất ở cơ sở đề nghị Bưu điện huyện chỉ đạo các điểm BĐVH xã thường xuyên có cán bộ trực chi trả, tạo điều kiện cho các đối tượng. Trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa cán bộ chính quyền, LĐ-TB&XH cấp cơ sở và cơ quan cung cấp dịch vụ để thống nhất trong quản lý, giám sát, theo dõi, cập nhật đối tượng đảm bảo chi trả kịp thời, đúng đối tượng, bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng được hưởng TCXHTX trên địa bàn.

 

 

                                                                                 Hương Lan

 

Các tin khác

Gần 6 năm qua, Dự án Công viên điều dưỡng và Trung tâm đào tạo kỹ thuật điều dưỡng Việt Nguyên, do Công ty CP Hợp Đức tại xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) gần như “án binh bất động”.
Xã Thanh Nông (Lạc Thủy) huy động các nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục, phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2015.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh phát biểu kết luận tại buổi làm việc.
Xóm úi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) mở rộng diện tích trồng cây lấy hạt tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Bưa Sào - Đời sống cải thiện nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

(HBĐT) - Thôn Bưa Sào, xã Đú Sáng (Kim Bôi) là địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh và đã thành công. Bưa Sào đang bước vào vụ thu hoạch bí xanh - loại cây trồng từ lâu đã mang lại việc làm và thu nhập đáng kể cho người nông dân. Bí vụ xuân giá thu mua của thương nhân 2000 đồng/kg, giảm tới 2-3 lần so với những vụ trước.

Triển vọng liên kết trồng gừng ở xã Ba Khan

(HBĐT) - Năm 2013, hoạt động liên kết thị trường được Ban quản lý dự án giảm nghèo huyện Mai Châu lựa chọn ở xã Ba Khan với mô hình trồng gừng. Sang năm nay, khi chu kỳ 1 vừa kết thúc, bà con nông dân tham gia liên kết lại tiếp tục làm đất trồng, chăm sóc diện tích trồng gừng chu kỳ 2 với hy vọng cây gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đời sống của hộ trồng gừng tiếp tục được cải thiện.

19 dự án FDI và 169 dự án đầu tư trong nước SX-KD có hiệu quả

(HBĐT) - Theo Sở KH&ĐT, trong 6 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 12 dự án được cấp Giấy CNĐT, gồm 10 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký 980 tỷ đồng và 2 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 30 triệu USD. Với kết quả đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 393 dự án. Trong đó, có 29 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 442 triệu USD và 364 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 55.838 tỷ đồng.

Tăng cường nguồn lực cho 3 xã phấn đấu về đích NTM năm 2015

(HBĐT) - Ngày 16/7, BCĐ 800 tỉnh đã có buổi làm việc với TP Hoà Bình thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch đối với các xã phấn đấu về đích năm 2015 và triển khai nguồn vốn trái phiếu Chính phủ xây dựng NTM. Tham dự có lãnh đạo UBND TP Hoà Bình, các phòng, ban chuyên môn và 3 xã phấn đấu về đích 2015 là Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi. Đồng chí Nguyễn Anh Quân, Chánh Văn phòng điều phối BCĐ 800 chủ trì buổi làm việc.

Triển khai 2 mô hình giảm nghèo tại huyện Mai Châu và Yên Thuỷ

(HBĐT) - Trong năm 2014, thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, Sở LĐ-TB&XH triển khai thực hiện 2 mô hình trên địa bàn huyện Mai Châu và Yên Thuỷ.

Đảm bảo các điều kiện tốt cho sản xuất vụ mùa, hè - thu

(HBĐT) - Bước vào sản xuất vụ mùa, hè - thu 2014 với tinh thần chủ động cao, các địa phương trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa và trồng các loại cây chủ lực như ngô, lạc, đậu tương... Đến ngày 10/7, toàn tỉnh đã cơ bản làm xong đất và cấy lúa, dự kiến khoảng 25/7 sẽ cấy xong, đảm bảo khung thời vụ tốt cho lúa và các loại cây trồng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục