Chăn nuôi bò sữa theo hình thức gia trại là định hướng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Ảnh: Nông dân huyện Lương Sơn thăm mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả cao tại thôn Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch.

Chăn nuôi bò sữa theo hình thức gia trại là định hướng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Ảnh: Nông dân huyện Lương Sơn thăm mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả cao tại thôn Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch.

(HBĐT) - Thúc đẩy phát triển theo hướng trang trại, gia trại là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành chăn nuôi. Đây cũng là định hướng xuyên suốt trong kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp.

 

Trên địa bàn tỉnh hiện có 68 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn, trong đó có 55 trang trại chăn nuôi gà thương phẩm, quy mô 3.000- 10.000 con, xuất chuồng hơn 2 triệu con /năm với sản phẩm thịt hơi trên 5, 7 nghìn tấn; 9 trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm sản xuất hơn 5 triệu quả trứng; 3 trại gà giống quy mô trên từ 10.000 - 60.000 con, cung cấp khoảng 10 triệu con gà giống /năm; 1 trại gà hậu bị quy mô 130.000 con; 20 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị quy mô từ 300 - 3.000 con, cung cấp 150 nghìn con lợn giống và 19.100 con lợn hậu bị /năm. Ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi trong nông hộ với nhiều loại gia súc, gia cầm cho giá trị kinh tế khá cao.

 

Theo thống kê sơ bộ của Sở NN &PTNT, tổng số gia súc, gia cầm được nuôi trong nông hộ, gia trại gồm 149.438 con trâu, bò, 439.315 con lợn, trên 3.564.000 con gia cầm, 22.311 con dê... Số gia súc, gia cầm trong các trang trại chăn nuôi tập trung gồm khoảng 200.000 con lợn, 4 triệu con gia cầm thịt, 5, 5 triệu con gia cầm giống. Trong thời gian tới, tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại để nâng cao giá trị gia tăng cho lĩnh vực sản xuất quan trọng này.

 

Cụ thể, theo kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được ban hành, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung. Định hướng xuyên suốt là đầu tư để hình thành các vùng chăn nuôi gia súc lớn, gia súc ăn cỏ tại những địa phương có bãi chăn thả phù hợp; khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung các giống lợn ngoại, lợn lai có sức sản xuất cao gắn liền với cải tạo đàn trâu, bò, dê theo hướng lấy thịt; khuyến khích phát triển mô hình nuôi gà thả vườn, đồi tại địa phương theo định hướng sản xuất hàng hóa... Đặc biệt, tỉnh chú trọng hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ hội sinh kế cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của ngành chăn nuôi. Về phía các cơ quan quản lý và ngành chức năng, UBND tỉnh yêu cầu giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, thực hiện tốt phòng - chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tăng cường dịch vụ thú y, quy định chặt chẽ quản lý và sử dụng thuốc thú y, áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị, áp dụng hệ thống quản lý kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, quản lý vùng nuôi an toàn về môi trường; hướng dẫn tổ chức chăn nuôi theo VietGAP để sản phẩm sản xuất ra đáp ứng các tiêu chí của thị trường, có biện pháp cụ thể hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm hàng hóa ngành chăn nuôi... Các giải pháp trên sẽ được triển khai đồng bộ và quyết liệt nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi.

 

Đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Những năm gần đây, diễn biến đáng ghi nhận trong sự phát triển của ngành chăn nuôi là đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng về chất lượng thông qua việc thúc đẩy hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh. Diễn biến này phù hợp với định hướng chung của tỉnh trong kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi: từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung trang trại, gia trại, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi gia cầm, nuôi lợn trong đàn vật nuôi, khuyến khích sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất cho ngành chăn nuôi.

 

 

                                                                             Thu Trang

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Người dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) phát triển nuôi cá lồng cho thu nhập cao theo hướng bền vững.
Không có hình ảnh
Mô hình trồng bí xanh an toàn tại xóm Chóng, xã Yên Lạc (Yên Thủy) năng suất bình quân đạt trên 20 tấn/ha, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Huyện Lương Sơn: Hướng tới mục tiêu huyện nông thôn mới

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có nhiều lợi thế để phát triển KT -XH, do đó được lựa chọn là huyện NTM của tỉnh, của T.Ư vào 2020. Xây dựng thành công huyện NTM sẽ là “cú hích” để Lương Sơn phát triển, XĐ-GN, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Lạc Thủy có 59 trang trại đạt chuẩn tiêu chí mới

(HBĐT) - Nhiều năm qua, huyện Lạc Thủy thực hiện nhiều giải pháp thiết thực hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại. Đến nay, toàn huyện đã có 59 trang trại đạt chuẩn tiêu chí mới.

Lạc Sơn huy động hơn 126 tỷ đồng xây dựng hạ tầng NTM

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, thông qua nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án, huyện Lạc Sơn đã huy động được 126,8 tỷ đồng đáp ứng xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng NTM.

Cấp giấy chứng nhận đầu tư 3 dự án, tổng vốn đăng ký 500 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 7, tỉnh ta đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 500, 4 tỷ đồng, gồm: Trại chăn nuôi xã Ngọc Lương (Yên Thủy); Đầu tư xây dựng công trình và khai thác đá vôi tại Tiến Sơn, Thành Lập (Lương Sơn) và Dự án BT đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính TPHB.

Huyện Lạc Thủy: Chưa có xã đạt tiêu chí giao thông

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lạc Thủy, đến hết tháng 7, đường trục xã, liên xã của toàn huyện có 106, 5 km đã được cứng hóa, đạt 76,1%; 12, 5 km đường cấp phối, chiếm 8,9%; nhiều tuyến đường trục xã được nâng cấp, sửa chữa như QL 21A, tỉnh lộ 438A, 438B; 12 xã có đường nhựa hoặc đường bê tông đến trung tâm xã, chiếm 93,3% xã; có 115 km đường trục thôn được cứng hóa hoặc nhựa hóa, chiếm 40,3%; 95, 6 km được cấp phối, chiếm 33,5%; có 121, 2 km đường ngõ xóm được cứng hóa, 60, 8 km được cấp phối; 11, 2 km đường nội đồng được cứng hóa và cấp phối, chiếm 3,52%.

Hội CCB xã Hợp Đồng: Hỗ trợ hội viên xóa đói - giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Hội CCB xã Hợp Đồng (Kim Bôi) hiện có 232 hội viên, sinh hoạt ở 7 chi bộ. Trong những năm qua, hội viên CCB luôn phát huy phẩm chất “Anh bộ đội Cụ Hồ”, tích cực hưởng ứng các phong trào thi dua như: Ngày vì đồng đội, ngói hóa xóa nhà tranh... Nhờ đó, đã góp phần hạ tỷ lệ hộ hội viên nghèo trong xã xuống dưới 10% vào cuối năm 2013.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục